Trông chờ giá điện mặt trời

Tường Linh| 26/09/2019 08:21

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ đề nghị giữ giá điện mặt trời áp mái 9,35 cent/kWh như hiện tại đến hết năm 2021.

Trông chờ giá điện mặt trời

Nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã có báo cáo Dự thảo quyết định của Thủ tướng mới từ Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Do Quyết định 11/2017  hiện tại của Thủ tướng Chính phủ quy định về mức giá FiT là 9,35 US cent/kWh chỉ có hiệu lực cho đến ngày 30/6/2019, nên Dự thảo quyết định này quy định chương trình FiT mới trong hai năm nữa, từ ngày 1/7/2019 đến ngày 30/6/2019, áp dụng cho các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Link bài viết

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, tính đến hết tháng 8/2019, TP.HCM có 3.923 khách hàng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, công suất điện mặt trời đã lắp đặt đạt 44,56MWp. Trong đó, có 3.829 khách hàng đã nối lưới và đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện. Tổng số tiền phía công ty đã thanh toán cho khách hàng là trên 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì Chính phủ chưa phê duyệt biểu giá mới cho những khách hàng lắp đặt sau ngày 30/6/2019 nên đến nay những dự án điện áp mái có dấu hiệu chững lại.

Hiện nay, Việt Nam đã nhận được các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời với công suất hơn 30GW sau khi Dự án Biểu giá điện hỗ trợ (Fit) đầu tiên được triển khai, với tổng công suất lắp đặt năng lượng mặt trời tăng trưởng hàng năm đạt hơn 1.000MW.

Tại báo cáo trình Chính phủ, Bộ Công thương cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT) theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc (gọi là 1 vùng) với ngưỡng tổng công suất bổ sung quy hoạch phát triển các dự án ĐMT mới đến năm 2023 là 6.300MW.

Phương án biểu giá xây dựng 4 vùng (từng kiến nghị tại tờ trình trước đây) sẽ cho phép các dự án ở những khu vực cường độ bức xạ thấp và trung bình đạt được hiệu quả như các dự án ở khu vực có cường độ bức xạ cao.

Vì vậy, phương án 4 vùng sẽ khuyến khích để thu hút nhà đầu tư phát triển ĐMT trên toàn quốc. Đặc biệt, việc phân bố đồng đều khu vực phát triển dự án ĐMT trên toàn quốc sẽ góp phần làm giảm nguy cơ quá tải lưới truyền tải cũng như giảm các tranh chấp quá mức về đất đai khi các dự án ĐMT phân bố đồng đều hơn.

Tại tờ trình của Bộ Công Thương, biểu giá mua điện của các dự án ĐMT nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: dự án ĐMT mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án ĐMT nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án ĐMT mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

Trong khi đó, ưu điểm của chính sách 1 vùng chỉ là giá đơn giản hơn (do chỉ có 1 mức giá), không cần hỗ trợ cao hơn tại các vùng có tiềm năng bức xạ thấp. Nhược điểm của phương án này là không khuyến khích các dự án tại khu vực miền Bắc, miền Trung để góp phần giải quyết nguy cơ thiếu điện giai đoạn đến năm 2023 của khu vực miền Nam. Do tập trung nhiều dự án ĐMT tại các khu vực tiềm năng bức xạ tốt nên có nguy cơ quá tải lưới truyền tải.

Tại Hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư dự án ĐMT tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận mới đây, trước bức xúc về tình trạng lưới quá tải, buộc hàng loạt dự án chỉ phát được phân nửa công suất, lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng chỉ dám hứa sẽ nỗ lực đến cuối năm 2020 sẽ giải tỏa hết công suất các nhà máy hiện có (chưa kể hàng chục nhà máy đã, đang xin bổ sung quy hoạch).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trông chờ giá điện mặt trời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO