TP.HCM vận động được 239 tỷ đồng chăm lo Tết Tân Sửu cho người dân

Ngọc Thoại| 18/02/2021 01:42

Chiều 18/2, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác chăm lo Tết Tân Sửu năm 2021. Với quyết tâm cao nhất, TP.HCM đã chăm lo Tết đầm ấm cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Thành phố, đảm bảo Tết đến với mọi người, mọi nhà.

TP.HCM vận động được 239 tỷ đồng chăm lo Tết Tân Sửu cho người dân

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong còn nêu thực tế thời gian qua còn có việc 'ngâm' hồ sơ, hay chuyển từ sở này qua sở khác quá lâu đã gây bức xúc cho DN và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thành phố

Hơn 1.000 tỷ đồng chăm lo Tết

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Hoan, cho biết Thành phố đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn, vừa chăm lo chu đáo các hoạt động Tết Tân Sửu 2021, bảo đảm Tết an lành, đầm ấm, nghĩa tình.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố đã tổ chức họp hàng ngày để kịp thời chỉ đạo chủ động xử lý ngay tất cả tình huống liên quan đến dịch Covid-19. Đồng thời, Tổ Thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM đã tích cực hỗ trợ Thành phố trong công tác phòng chống dịch. Đến ngày 16/2, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát với 36 ca bệnh nhân được ghi nhận.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Văn Hoan thông tin TP.HCM đã hủy bỏ nhiều chương trình, lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, vẫn nỗ lực tổ chức chu đáo, đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác phòng chống dịch đối với một số lễ hội thiết yếu như Đường hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Đường sách, Hội hoa Xuân, Chợ hoa Tết “Trên bến, dưới thuyền”…

Trong khi đó, theo Sở Lao động thương binh và Xã hội TP.HCM, với quyết tâm chung của lãnh đạo Thành phố cùng với sự đồng hành, chia sẻ của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Thành phố đã tổ chức chăm lo chu đáo hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổng kinh phí chăm lo Tết Tân Sửu 2021 là 1.025 tỷ đồng, tăng gần 12 tỷ đồng so với năm 2020. Trong đó, ngân sách Trung ương gần 18 tỷ đồng, ngân sách địa phương 768 tỷ đồng, nguồn kinh phí xã hội hóa vận động được khoảng 239 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ.

TP.HCM đã huy động nguồn kinh phí xã hội hóa vận động được khoảng 239 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ.

TP.HCM đã huy động nguồn kinh phí xã hội hóa được khoảng 239 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ để chăm lo Tết Tân Sửu cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang đánh giá TP.HCM đã tổ chức Tết Tân Sửu diễn ra thành công và an toàn, người dân Thành phố có một cái Tết vui tươi, sung túc và tiết kiệm. Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn hệ thống chính trị và sự chia sẻ, đồng lòng, chấp hành của người dân.

Đánh giá về nhiệm vụ năm 2021, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang cho rằng đây là năm có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho nhiệm kỳ mới với nhiều nhiệm vụ đặt ra. Với đường lối mục tiêu định hướng theo nghị quyết và chương trình hành động của Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, TP.HCM cần xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cần thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động tích cực, có trọng tâm trọng điểm, phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể, kiểm tra giám sát và thiết lập mục tiêu cho từng giai đoạn, trong đó mục tiêu đầu tiên là cho năm 2021.

Vẫn “ngâm” hồ sơ DN

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh trong năm 2021 TP.HCM phải tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, duy trì phương châm khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động, kiên trì nguyên tắc chống dịch, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng và dập dịch.

Trên tinh thần phục vụ, người đứng đầu chính quyền TP.HCM yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không vui tết kéo dài, không sa đà tiệc tân niên. Thay vào đó, các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhanh chóng bắt tay vào giải quyết các công việc ngay sau những ngày nghỉ tết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp phải chờ đợi.

“Phải xác định rõ các công việc trọng tâm cần thực hiện, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện, đặc biệt là tính nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu, xác định rõ mốc thời gian hoàn thành công việc”, ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo.

[Caption]Đại điện các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức chăm lo Tết Nguyên đánTân Sửu năm 2020 lên nhận bằng khen

Đại điện các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức chăm lo Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2020 nhận bằng khen của UBND TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, Thành phố Thủ Đức khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI. Trong đó, tập trung 51 nội dung, chương trình đề án trong 3 chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm để phát triển TP.HCM. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 - “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong còn nêu thực tế thời gian qua còn có việc 'ngâm' hồ sơ, hay chuyển từ sở này qua sở khác quá lâu đã gây bức xúc cho DN và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thành phố.

"Sáng nay tại cuộc họp Thường trực Ủy ban, tôi đã lưu ý việc này, hiện trên bàn tôi còn một trường hợp khác bị phản ánh nữa", ông Phong cho biết. Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, trong văn bản phản ánh, DN cho biết, theo Luật đầu tư không cần lấy ý kiến các sở ngành khi điều chỉnh giấy phép chứng nhận đầu tư và chỉ giải quyết trong thời hạn 10 ngày. Thông tin rõ ràng như vậy, nhưng Sở KH-ĐT vẫn cho lấy ý kiến, kéo dài 30 ngày là quá lâu.

"Nhiều sở, ngành khác cũng có tình trạng như thế, nhất là tình trạng vướng mắc không giải quyết một lần mà cứ giải quyết từng công đoạn, kéo dài thời gian chờ đợi. Tôi nêu trường hợp cụ thể và yêu cầu các sở, ngành khác đừng để tình trạng nói trên lặp lại, làm ảnh hưởng đến DN”, ông Phong bức xúc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TP.HCM vận động được 239 tỷ đồng chăm lo Tết Tân Sửu cho người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO