Tìm nguồn vốn phát triển đô thị thông minh tại TP.HCM

Vân Ly| 08/03/2020 07:16

Đô thị thông minh được cho là chìa khoá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng cách thức huy động vốn để xây dựng và phát triển thành phố thông minh là vấn đề cốt lõi mà các nhà kinh tế học quan tâm.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý, các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng hành cùng TP.HCM trong việc thực hiện thành công đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, CLB các Nhà kinh tế vừa phối hợp với Cổng thông tin điện tử chính phủ tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hiến kế xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh”.  

toa-n-ca-nh-7-3-JPG-2714-1583660718.jpg

Toàn cảnh hội thảo “Hiến kế xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh” được tổ chức vào ngày 7/3/2020. Ảnh: Thanh Quỳnh.

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 150 chuyên gia kinh tế và thành viên của CLB các Nhà kinh tế (VEC) trên cả nước. Trong đó có các chuyên gia như: PGS TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ; TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu & quản lý Kinh tế Trung Ương, Phó chủ nghiệm CLB VEC; ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO và AEC; TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM, Phó chủ nhiệm CLB VEC. Đặc biệt, sự kiện còn có sự tham dự của ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA).

CLB các Nhà kinh tế (VEC) do ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Dược Xanh làm Chủ tịch.

Đề xuất cởi trói cho chính quyền Thành phố

Tại hội thảo các chuyên gia đều cho rằng, điều quan trọng nhất để có nguồn lực vốn phát triển đô thị thông minh tại TP.HCM, đó chính là việc “cởi trói” cho TP.HCM được tự chủ động điều hành và phát triển chính quyền.

TS Trần Đình Thiên cho rằng, quan trọng nhất để TP.HCM có nguồn lực lực vốn tốt, đó là mức độ độc lập tự chủ của thành phố trong điều hành phát triển Quyền (quy hoạch – thu chi, bộ máy chính sách) – Lực (phần ngân sách được chia phần. TP tự thân – hội tụ - trách nhiệm).

Đặc biệt, theo các nhà kinh tế, việc tăng ngân sách giữ lại cho thành phố chính là điều kiện tiên quyết để TP.HCM xây dựng đô thị thông minh, giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế, đồng thời tạo hiệu ứng lan toả để các địa phương trong vùng cùng hưởng lợi và phát triển.

Việc TP.HCM kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại từ 18% giai đoạn 2018-2020 lên 24% giai đoạn 2021 và 33% giai đoạn 2026-2030 theo TS Trần Đình Thiện là hợp lý.

TS Thiên lý giải, nguồn lực cho TP.HCM không đủ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của TP. Việc này không chỉ gây thiệt hại cho TP.HCM mà còn thiệt hại chung cho cả nền kinh tế, bởi TP.HCM là đầu tàu của cả nước.

Đồng quan điểm này, TS Võ Trí Thành cho rằng, điều quan trọng nhất khi TP.HCM phát triển sẽ lan toả đến các vùng xung quanh và cả nước.

CEO-Da-ng-Du-c-Tha-nh-JPG-5773-158366071

Ông Đặng Đức Thành ước tính việc chuyển đổi đất nông nghiệp tại TP.HCM sẽ mang lại nguồn thu 100 tỷ USD. Ảnh: Thanh Quỳnh

Tài chính thông minh cho đô thị thông minh

Nhiều giải pháp huy động vốn để phát triển đô thị thông minh tại TP.HCM cũng đã được các chuyên gia đề cập.

Cụ thể, ông Lương Văn Tự, Nguyên Trưởng đoàn đàm phát gia nhập WTO và AEC đã đề xuất 3 phương án huy động vốn gồm: từ nhà đầu tư nước ngoài, từ kiều hối; từ chính doanh nghiệp và cuối cùng là chính từ lợi thế thiên nhiên ban tặng. Trong đó, ông Tự nhấn mạnh việc xây dựng thành phố thông minh hiện đại, yếu tố không thể thiếu chính là văn minh giao thông.

Trong khi đó, bên cạnh những giải pháp huy động vốn được biết đến như PPP, TS Trần Quang Thắng lại đề xuất: sử dụng năng lượng hữu cơ để tiết kiệm tài chính thông qua các hợp đồng tiết kiệm năng lượng.

Theo TS Thắng, loại hợp đồng này trở thành công cụ mặc định để đưa các toà nhà thông minh và các dự án chiếu sáng sáng phố thông minh thành hiện thực. Hợp đồng tiết kiệm năng lượng này sẽ kết thúc khi nhà cung cấp thu hồi chi phí tài chính cho họ. Dự án sử dụng phần tiết kiệm năng lượng trong tương lai để tài trợ đầu tư. Sau khi tiết kiệm năng lượng để trả hết phí ban đầu, thành phố bắt đầu gặt hái những lợi ích.

TS-Chu-Tie-n-Du-ng-JPG-5900-1583660718.j

 Doanh nghiệp được TS Chu Tiến Dũng xác định là quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Ảnh: Thanh Quỳnh

Nhiều giải pháp huy động vốn khác cũng đã được đề cập. Trong đó, tài nguyên đất được các chuyên gia cho rằng sẽ là một nguồn lực phát triển tại TP.HCM khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất vẫn được các chuyên gia thống nhất là nguồn lực về con người.

Tại hội thảo, ông Đặng Đức Thành cũng mong muốn các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu sâu và có những buổi sinh hoạt để cùng nhau tìm ra những giải pháp hay nhất, đóng góp cho nhà nước, cùng kết nối phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tìm nguồn vốn phát triển đô thị thông minh tại TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO