Tìm kiếm cơ hội thực tập sau tiến sĩ

DNSGCT| 27/05/2013 05:07

Hầu hết những người chọn nghiệp khoa học đều cố gắng để có được bằng tiến sĩ. Ở nước ngoài thì tấm bằng này mới chỉ là tấm vé vào cửa để bạn có thể bước vào môi trường làm khoa học.

Tìm kiếm cơ hội thực tập sau tiến sĩ

Hầu hết những người chọn nghiệp khoa học đều cố gắng để có được bằng tiến sĩ. Ở nước ngoài thì tấm bằng này mới chỉ là tấm vé vào cửa để bạn có thể bước vào môi trường làm khoa học.

Đọc E-paper

Tuy nhiên thế vẫn còn chưa đủ, để có thể tìm được một vị trí tốt, phần lớn đều phải làm thực tập sinh sau tiến sĩ một thời gian (từ 4-6 năm) để tích lũy thêm kinh nghiệm và làm giàu thêm cho bản lý lịch khoa học của mình, thông qua những công trình công bố. DNSGCT xin giới thiệu bài viết của TS Lê Tiến Dũng (Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ) về kinh nghiệm để xin học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ.

Hiện nay có rất nhiều người đang làm nghiên cứu sinh, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm tìm kiếm cơ hội thực tập sinh sau tiến sĩ (postdocs) của mình. Có rất nhiều nguồn để xin học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ. Tuy vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đề cập đến kinh nghiệm xin học bổng thực tập sinh sau tiến sĩ từ chính cơ sở đào tạo mà bạn sẽ làm việc (work-in-training). Chuyên ngành của tôi là sinh học. Tuy nhiên về nguyên tắc thì có lẽ là giống nhau giữa các ngành.

Khi nào thì bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập?

Bạn có thể bắt đầu quá trình tìm kiếm cơ hội này, gần như ngay sau khi bạn đã vượt qua kỳ thi điều kiện để được phép bảo vệ luận án tốt nghiệp. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu liên lạc trực tiếp với các giáo sư khi bạn ở trong khoảng từ 6-12 tháng trước khi tốt nghiệp. Với những cơ hội ở Mỹ do các thủ tục visa mất nhiều thời gian, bạn nên cố gắng liên lạc sớm (tức là khoảng 12 tháng trước khi tốt nghiệp). Bạn không nên liên lạc sớm hơn bởi nhiều khi bản thân các phòng thí nghiệm đó cũng không chắc được đến thời điểm đó họ có còn cần người không.

Bắt đầu từ đâu?

Đối với ngành sinh học thì có hai trang web rất có uy tín trong lĩnh vực này là:

- Nature Job (www.naturejobs.com)
- Science Career (http://sciencecareers.sciencemag.org/)

Hai trang web này chủ yếu đăng tải những cơ hội từ Mỹ, một ít ở Anh, Canada và Úc. Với hai trang web này, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản (account) và đưa từ khóa vào rồi lựa chọn nhận cập nhật hằng tuần hoặc hằng ngày. Mỗi khi có cơ hội nào đáp ứng tiêu chuẩn từ khóa bạn đưa ra thì máy chủ sẽ gửi mail cho bạn kèm theo đường link đến thông báo đó.

Nếu bạn muốn tìm cơ hội ở châu Âu thì nên ghé qua diễn đàn (HUM-MOLGEN, Human Molecular Genetics forum, http://hum-molgen.org/positions/), trang này chủ yếu đăng các cơ hội từ Đức và vài nước châu Âu. Ngoài những vị trí thực tập sinh sau tiến sĩ, trang này cũng đăng tải các suất học bổng để làm nghiên cứu sinh (http://hum-molgen.org/positions/predoctoral/).

Một địa điểm tìm kiếm nữa là trang chủ của các trường đại học/viện sẽ dẫn bạn đến trang web của các phòng thí nghiệm.

Một cách khác để bạn tìm những Lab phù hợp là, bạn vào trang web Pubmed (trang chuyên đăng tải các bài bảo vệ sinh học, y dược) và tìm kiếm theo vấn đề bạn quan tâm, từ đó sẽ ra những bài báo mà trên đó bạn có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề họ đang làm cũng như địa chỉ liên lạc. Cách này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn tìm hiểu cơ hội đến từ các nước không nói tiếng Anh như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một vài trang web khác cũng cung cấp cho bạn dịch vụ tìm kiếm cơ hội miễn phí như: http://www.scientistjobs.com, http://www.newscientist.com và trang chủ của các hiệp hội khoa học.

Bắt đầu như thế nào?

Lý lịch khoa học: Song song với việc tìm hiểu về các trang web trên, bạn chuẩn bị lý lịch khoa học của mình (CV) cẩn thận. Cố gắng nhấn mạnh những điểm bạn cho là quan trọng. Những điểm nhấn mạnh này có thể khác nhau khi CV được gửi cho những giáo sư khác nhau.

Cover letter (thư xin việc): Theo tôi, thư xin việc không nên dài quá một trang, cần làm nổi bật lý do vì sao bạn muốn dự tuyển vào Lab của giáo sư đó. Trong thư xin việc cũng nên nói rõ “mục tiêu sự nghiệp” (career objective) của bạn và làm thế nào bạn có thể đạt được mục tiêu đó khi được nhận vào làm việc trong nhóm. Không nên viết thư xin việc ở dạng khuyết danh người nhận (Dear Sir, hay To whom it may concern), với mỗi một cơ hội bạn cần phải nghiên cứu kỹ về Lab đó, vấn đề đó, để viết cho phù hợp vì mình không chỉ nói họ là nơi đến lý tưởng của mình mà còn phải viết cho họ thấy là mình có thể đáp ứng yêu cầu của họ.

Các bài báo khoa học: Bạn nên đính kèm theo email của bạn những bài báo quan trọng của mình.
Thư giới thiệu: Hiện nay chỉ một số ít yêu cầu bạn gửi thư giới thiệu, còn lại người ta chỉ yêu cầu tên, địa chỉ liên lạc (email, số điện thoại) của các người giới thiệu cho bạn. Thư giới thiệu là yếu tố khá quyết định đến thành công của bạn, vì vậy cần nghiên cứu kỹ xem ai sẽ là người viết thư giới thiệu cho mình.

Bạn không nên hạn chế cơ hội bằng cách chỉ tìm những cơ hội trùng khớp với vấn đề bạn đang nghiên cứu hiện tại. Khi bạn chọn vấn đề khác đi, bạn có cơ hội để mở rộng kiến thức hơn. Tuy nhiên bạn cũng không thể chọn vấn đề khác quá nhiều, vì hầu hết người tuyển dụng cũng muốn nhận người có kinh nghiệm trong lĩnh vực họ nghiên cứu.

Chấp nhận một cơ hội

Sau khi bạn gửi mail đi, khi có giáo sư nào quan tâm, việc đầu tiên là họ sẽ gửi mail hoặc điện thoại cho những người viết thư giới thiệu của bạn để lấy ý kiến, trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp họ sẽ hỏi giáo sư hướng dẫn bạn là khi nào sẽ được tốt nghiệp.

Khi bạn vượt qua ngưỡng cửa này, thì bạn sẽ nhận được email của người muốn tuyển dụng thông báo rằng, họ quan tâm đến việc bạn gia nhập nhóm nghiên cứu của họ. Họ cũng sẽ thông báo chi tiết về cơ hội này (lương bổng, bảo hiểm, điều kiện làm việc, loại VISA họ có thể xin được v.v…). Nếu bạn chấp nhận thì lúc đó người ta sẽ gửi cho bạn cái “thư mời” (Offer letter hay Letter of Acceptance).

Trước khi quyết định có chấp nhận lời mời này hay không, bạn nên thảo luận với giáo sư hướng dẫn hiện tại, là những người đi trước họ sẽ dành cho bạn những lời khuyên bổ ích. Ngoài ra, nên liên lạc với một vài người đang làm việc ở Lab đó để biết cách thức cũng như không khí làm việc trong Lab đó có phù hợp với phong cách làm việc của bạn không.

Mức lương

Lương bổng cũng là một trong những tiêu chí cần phải quan tâm xem có nên chấp nhận hay không. Liệu có thể thương lượng để có mức lương cao hơn không? Với các cơ hội ở các trường đại học tại Mỹ, bạn nên so sánh với bảng lương của NIH (Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ) để tham khảo (xem bảng).

Năm sau khi có bằng tiến sĩ
Lương USD/năm
031.092
1

32.820

2

38.712

340.692
444.616
646.580
748.852

Mức tiền lương khác nhau với các bang khác nhau, đồng thời còn tùy vào khả năng và kinh nghiệm của bạn mà họ sẽ đưa ra một mức thích hợp. Hơn nữa mức lương còn tùy vào nguồn tiền dự án.

Bảo hiểm

Bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Ở các nước phát triển, chi phí y tế rất đắt và bảo hiểm y tế cũng không rẻ. Những trường có uy tín thông thường họ sẽ đóng cho bạn một phần tiền bảo hiểm bạn chỉ phải đóng một phần nhỏ. Tuy nhiên cũng đã có những trường hợp trường không trả tiền bảo hiểm y tế cho bạn. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên từ chối.

Sau khi xem xét các vấn đề liên quan thì bạn tự đưa ra quyết định của mình và báo cho phía người tuyển dụng biết để có những bước đi phù hợp. Trong trường hợp bạn chấp nhận offer đó, bước tiếp theo là tiến hành các thủ tục làm VISA.

Loại VISA nào thì phù hợp với bạn? (US VISA)

Thường thì ngay khi thông báo là họ chấp nhận bạn, họ báo cho bạn biết họ có thể xin VISA nào cho bạn. Có những chương trình chỉ có thể cấp VISA J1 (trao đổi chuyên gia), tuy nhiên phần lớn đều cho bạn hai lựa chọn hoặc J1 hoặc H1 (VISA làm việc). Cả hai loại VISA này đều có những ưu và nhược điểm, để lựa chọn bạn phải dựa vào kế hoạch dài hạn của mình. Thông tin về hai loại VISA này có thể tìm thêm với Google hoặc vào trang web của Sứ quán Mỹ.

Chúc các bạn may mắn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tìm kiếm cơ hội thực tập sau tiến sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO