Tạo điểm đột phá từ thông tin minh bạch

TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương| 02/08/2012 05:14

Đề án tái cơ cấu DNNN tái khẳng định “DNNN vẫn là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo”.

Tạo điểm đột phá từ thông tin minh bạch

Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa được Chính phủ thông qua. Đề án tái khẳng định “DNNN vẫn là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Đọc E-paper

Thực tế, vai trò của các tập đoàn, DNNN trong nền kinh tế đã được không ít nhà khoa học nói cần thay đổi, nhưng chưa có đại biểu Quốc hội nào kiến nghị lên Quốc hội. Chúng ta chỉ có thể thay đổi khi có ít nhất một đại biểu kiến nghị giữa hội trường: Bây giờ phải xác định lại vai trò của tập đoàn và DNNN, khu vực kinh tế nhà nước không còn là chủ đạo, DNNN không còn là nòng cốt. Và chỉ khi được Quốc hội thông qua, mới có thể thay đổi vai trò của tập đoàn, DNNN.

Đề án nhấn mạnh vào sự thay đổi thực trạng của các tập đoàn, DNNN là một điểm đột phá. Nhưng việc đầu tiên để bên ngoài giám sát được là phải công bố và minh bạch hóa thông tin. Thực ra, một người có hiểu biết nhất định về hệ thống quản trị công ty doanh nghiệp (DN) đều nhận thấy, công bố thông tin là điểm cốt lõi để các bên có liên quan giám sát.

Như vậy, DN không chỉ công bố báo cáo kiểm toán hằng năm mà còn phải công bố đầy đủ các thông tin, từ mục đích thành lập DN, mục tiêu hằng năm, huy động nguồn vốn từ đâu, đầu tư thế nào, đến việc ai là người quản lý, có kinh nghiệm quản lý gì, được bổ nhiệm ra sao, họ có “sân trước” hay “sân sau” nào không... DN phải công bố tất cả, bởi đó là thước đo để đánh giá DN đang hoạt động hiệu quả với một cơ chế minh bạch.

Thông tin được công bố, nhiều người quan tâm đến DNNN sẽ “soi mói”, song chính sự soi mói là sự kiểm soát từ bên ngoài, giảm gánh lặng rất lớn cho Nhà nước trong việc kiểm soát thông tin. Thậm chí, chúng ta có thể sử dụng những phân tích, đánh giá bên ngoài, thậm chí thuê bên ngoài vào đánh giá DN để có những đánh giá khách quan. Khâu đột phá này được đề cập khá đậm nét trong đề án.

DNNN chịu minh bạch, chịu công khai là bước tiến lớn, chứng minh hiệu quả hoạt động của một DN.

Một khâu đột phá hoàn toàn khả thi, mà không cần ngân sách bỏ thêm tiền, không cần Nhà nước hỗ trợ. Với đội ngũ công chức hiện nay, nếu chúng ta biết cách huy động, rất nhiều người có liên quan sẵn sàng làm không công cho Nhà nước để xây dựng một quy chế công bố thông tin trong một tập đoàn, DNNN. Mặt khác, khi DN phải tự thiết lập hệ thống thông tin và chịu toàn bộ chi phí, thì không cần hô hào, họ cũng tiết kiệm từng xu, bởi đó là khi DN phải lý giải: Tại sao lại chi như thế?

Minh bạch hóa thông tin, một nội dung nâng cao hiệu lực quản trị một tập đoàn, DNNN và là một khâu đột phá. Nhưng minh bạch thông tin, nói thì đơn giản nhưng làm được không dễ. Ở đây, nhiều người vẫn nhìn vào vai trò chủ sở hữu.

Trên thế giới, tập đoàn, DNNN không theo đuổi lợi nhuận tối đa, chỉ hoạt động trong những lĩnh vực tư nhân không làm. Với một số nước có tập đoàn, DNNN theo đuổi lợi nhuận tối đa như Singapore, thì DNNN hoạt động rất hiệu quả, đứng top đầu về năng lực cạnh tranh. Singapore Airlines là một ví dụ. Thị trường Singapore hoạt động theo cơ chế hoàn toàn mở, DN hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, Nhà nước không can thiệp, không bao cấp, nhưng khung quản trị của DN vẫn đạt được tiêu chuẩn tốt nhất.

Hiện ở nhiều tập đoàn, DNNN, Nhà nước vẫn sở hữu 100% hay đa số. Giả sử chúng ta vẫn coi sở hữu là một điểm lấn cấn về hiệu quả của DNNN, thì vấn đề này không quyết định hoàn toàn mà còn có các yếu tố thị trường, hệ thống quản trị và công khai, minh bạch hóa thông tin. Đề án tái cơ cấu nhấn rất mạnh chuyện này, nhưng vấn đề ở đây là thể chế.

Cải cách thể chế, kết quả của nó không phải là có nhiều luật, không phải có nhiều nghị định, nhiều quy định. Điều quan trọng là làm sao để nâng cao được chất lượng của các dự thảo, chất lượng của đề án luật và các luật. Ở đây, vai trò của Quốc hội rất lớn, gần như quyết định trong việc nâng cao chất lượng của thể chế.

Chúng ta ban hành một văn bản quy phạm pháp luật với hy vọng nâng cao được thể chế nói chung và thể chế nền kinh tế nói riêng. Nhưng đến nay, thực hiện trên thực tế tương đối hình thức, không đi vào thực chất của các công cụ để nâng cao thể chế.

Mọi người cũng nói nhiều đến nhóm lợi ích, điều đó không sai. Nếu thông tin minh bạch, các nhóm lợi ích sẽ xung đột, kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Bởi đó là lúc nhóm lợi ích chi phối bị loại trừ và chúng ta có thể kiểm soát các nhóm sở hữu, nhóm chủ nợ, nhóm khách hàng, nhóm sân trước sân sau... Nhìn từ hệ thống, sự thay đổi động lực, thay đổi thể chế và đương nhiên sẽ thay đổi ứng xử của con người liên quan theo hướng tích cực. Nếu đề án dựa trên một thể chế vận hành như vậy, chúng ta có thể kỳ vọng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tạo điểm đột phá từ thông tin minh bạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO