Tăng 19% xuất khẩu sang Mỹ

14/04/2011 00:18

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong hai tháng đầu năm đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng trong tháng Hai, tuy kim ngạch của tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ đều giảm so với tháng Giêng, nhưng vẫn tăng nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng 19% xuất khẩu sang Mỹ

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong hai tháng đầu năm đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng trong tháng Hai, tuy kim ngạch của tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ đều giảm so với tháng Giêng, nhưng vẫn tăng nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất, đạt 513,7 triệu USD tại thị trường Mỹ.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất, đạt 513,7 triệu USD; giày dép xếp vị trí thứ hai, đạt 147,5 triệu USD, tiếp đó là các sản phẩm gỗ với kim ngạch 144,5 triệu USD. Máy móc, thiết bị điện và sản phẩm âm thanh-thu thanh tiếp tục giữ vị trí thứ tư, trong khi thủy sản là mặt hàng đứng thứ năm về giá trị xuất khẩu sang Mỹ.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ sang Việt Nam trong tháng Hai năm nay lại tăng 5,5% so với tháng trước, lên mức 353 triệu USD. Do vậy, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong tháng Hai đã giảm 6,8% xuống còn 1,6 tỷ USD.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Việt Nam thời gian này, máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng vươn lên vị trí số một với tổng kim ngạch đạt 41 triệu USD, tăng 31% so với tháng trước; hàng bông, bao gồm sợi và vải dệt, đạt kim ngạch 36,3 triệu USD.

Mỹ tiếp tục tăng mạnh xuất khẩu sắt thép sang Việt Nam trong tháng Hai với giá trị đạt 29,6 triệu USD. Đứng thứ tư là các loại phương tiện giao thông với giá trị đạt 24,9 triệu USD và tiếp đó là máy móc, thiết bị điện và phụ tùng đạt 21,6 triệu USD.

Cơ quan thống kê Mỹ vừa đưa ra tổng hợp cho hay cán cân thương mại song phương đang nghiêng hẳn về phía Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ năm 2010 là gần 14,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ là 3,5 tỷ USD.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ năm ngoái đạt trên 11 tỷ USD.

Tổng kim ngạch ngoại thương hai bên tăng 19% so với năm 2009.

Cũng theo Cơ quan Thống kê Mỹ, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 20% so với năm trước đó.

Tháng Tám và Chín là hai tháng Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ nhất.

Theo Ủy ban Thương mại quốc tế nước này, trong năm 2010, Việt Nam giữ vị trí thứ 27 trên 221 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ là dệt may, đồ gỗ, giày dép... Thiết bị điện và sản phẩm âm thanh cũng xếp thứ tự cao trong số các mặt hàng xuất khẩu.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính chiếm 23,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Tuy nhiên, tại Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Mỹ, do Hiệp hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ (AAFA) phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức, Bà Nancy Nord, Ủy viên Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Mỹ nhấn mạnh: “Bắt đầu từ 1/1/2011, Mỹ chính thức áp dụng các luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được coi là thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ, như sản phẩm giày da, may mặc, đồ gỗ, các mặt hàng tôm, cá...”.

Đã thế, trong khi xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn do chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập chung dành cho các nước đang và kém phát triển (GSP) cũng như một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ như cá tra, các basa và tôm.

Các chuyên gia kinh tế còn dự báo, sắp tới xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ gặp nhiều rào cản. Cụ thể, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp khó khăn với quy định về nhập khẩu phải truy xuất nguồn gốc theo đạo luật Lacey; dệt may có thể bị liên đới cùng từ các vụ kiện chống lại Trung Quốc... Chính phủ Mỹ trên tinh thần hợp tác, không muốn các doanh nghiệp Việt Nam đi vào “vết xe đổ” như đối với Trung Quốc nên mong muốn các doanh nghiệp của Việt Nam cần có những đổi mới trong các khâu nguyên liệu đầu vào, công nghệ và hợp tác với một đơn vị thứ 3 trong việc đảm bảo đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Đặc biệt, theo quy định mới trong chính sách kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ, mỗi nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường nước này cần đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về nguyên vật liệu và cả quy trình sản xuất. Điều này đòi hỏi các nhà máy tại Việt Nam phải vượt qua sự thẩm định của cơ quan chức năng để đạt được chứng nhận.

Theo đó, phương hướng phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam trong năm 2011 và những năm tới, Mỹ vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, do nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này tương đối lớn và đa dạng, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam đang và có tiềm năng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy hải sản, điện tử và gia công cơ khí. Chính phủ Việt Nam đã khuyến cáo, các doanh nghiệp cần nắm bắt và tổ chức các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ với các bạn hàng nhập khẩu, các tổ chức bán buôn, bán lẻ để hiểu rõ những thay đổi trong cơ chế quản lý nhập khẩu của Mỹ. Trên cơ sở đó, tìm hướng phát triển cho thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Một khi các quy định khắt khe của Mỹ chính thức có hiệu lực thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đứng trước hai lựa chọn: Một là mất thị trường giàu tiềm năng, hai là chấp nhận đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất để duy trì thị trường này. Đặc biệt, khi Quốc hội Mỹ thông qua việc thành lập một Ban ghi nhận thông tin phản ứng của người tiêu dùng Mỹ thì bất cứ một thương hiệu nào lọt vào tầm kiểm soát sẽ đều gặp bất lợi không nhỏ và tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Theo thông tin mới nhất, mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm có thể lên tới 15 triệu USD/vụ, là mức tài chính có thể gây phá sản nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cũng như đưa hoạt động xuất khẩu vào quỹ đạo kiểm soát, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp như, thay vì sản xuất các mặt hàng giá thành cao, tập trung vào những đối tượng khách hàng có nhu cầu với những sản phẩm chất lượng trung bình trở lên, giảm sự cạnh tranh với những mặt hàng thấp giá rẻ của Trung Quốc. Việc tham dự các hội chợ triển lãm sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Thường niên hàng năm hội chợ về giày dép được tổ chức vào tháng 2 và tháng 8 tại Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng 19% xuất khẩu sang Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO