Tái cơ cấu DN Nhà nước vẫn chậm

N.BẢO| 06/11/2014 04:05

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tiếp tục thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.

Tái cơ cấu DN Nhà nước vẫn chậm

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiếp tục thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII.

Đọc E-paper

Báo cáo kết quả giám sát đề án "Tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, DNNN và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015", Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và nhiều đại biểu đánh giá chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa có chuyển biến mang tính đột phá.

Đối với việc thực hiện tái cơ cấu DNNN, mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty, trong 3 năm 2011- 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó, cổ phần hóa (CPH) 99 DN với số cổ phần chào bán gần 19.000 tỷ đồng và sắp xếp theo các hình thức khác 81 DN. Đặc biệt, mục tiêu trong 2 năm 2014 - 2015, sẽ có 432 DNNN thực hiện CPH.

Theo tiến trình này, từ đầu năm đến nay, đã có nhiều DNNN như Vinatex và sắp tới là Vietnam Airlines sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Thống kê 9 tháng qua cho thấy, 92 DN đã được sắp xếp tái cơ cấu, trong đó CPH 71 DN, dự kiến cuối năm nay sẽ có khoảng 200 DNNN hoàn thành CPH.

Song song với việc mở rộng thành phần sở hữu trong cơ cấu vốn tại các DNNN, tái cơ cấu còn bao gồm cả việc các DNNN đẩy mạnh thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán.

Cụ thể, trong 7 tháng năm 2014, các DNNN đã thoái được 2.975 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với con số 965 tỷ của cả năm 2013.

Mặc dù những năm qua, số lượng DNNN đã giảm mạnh, từ 12.000 còn 1.000 DN, nhưng theo ý kiến của một số đại biểu, tiến trình tái cơ cấu này vẫn còn chậm, nhiều ngành, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước vẫn còn cao.

Việc hình thành các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước cùng với các công ty con, kéo theo nhiều khoản đầu tư ngoài ngành hiệu quả thấp, thua lỗ, không bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu đã tác động đến phát triển kinh tế lẫn thu hút các nhà đầu tư.

Để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, các đại biểu kiến nghị, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để các bộ, ngành và địa phương tiếp tục phê duyệt các đề án tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động của DNNN.

Cần xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh, ngành nghề chủ đạo, ngành nghề liên quan của khối DN này. Cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu, để tránh dựa dẫm, ỷ lại, xin - cho, nâng cao tính công khai, minh bạch của hoạt động DN, đổi mới quản trị DN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tái cơ cấu DN Nhà nước vẫn chậm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO