Phát triển xe buýt điện thông minh ở TP HCM

T.L| 09/06/2019 06:25

Tổng Công ty KOTRA Việt Hàn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Truyền thông tại TP.HCM ( Thông tấn xã Việt Nam Cơ quan Khu vực phía Nam và Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã  tổ chức buổi Hội thảo “Trao đổi xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ xe bus điện thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Phát triển xe buýt điện thông minh ở TP HCM

Đặc biệt, lần đầu tiên Dự án đầu tư Hệ thống giao thông công cộng bằng xe bus điện thông minh - BRT Smart Bus, kết nối IOT của Công ty Công nghệ DATAM đã được giới thiệu với các đại biểu tham gia hội thảo.  

Đây là dự án xây dựng hệ thống giao thông công cộng thông minh, phù hợp với hạ tầng giao thông hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh để ứng dụng và thực hiện quy ước POST – 2020 để đối ứng với biến đổi khí hậu ngày nay.

 Sự hoạt động của hệ thống BRT xe bus điện sẽ là một tiền đề khởi đầu trên thế giới được công nhận CDM mới phục vụ cho việc đối ứng với biến đổi khí hậu của UNFCCC.

Theo đó, dự án sẽ đầu tư sản xuất và vận hành hệ thống xe bus được chạy bằng điện và thiết kế phù hợp với hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng, giúp cho người dân thành phố có phương tiện công cộng thông minh, thân thiện với môi trường, sử dụng thuận tiện hơn.

Loại xe bus điện DATAM này là loại xe bus điện cỡ trung, có thể chở được tổng cộng 17 người (bao gồm lái xe, một ghế dành riêng cho người tàn tật và 15 chỗ ngồi khác). Xe có chiều rộng là 1,490 mm và cần một làn riêng để vận hành (1,5 mét), chỉ chiếm khoảng 60% chiều rộng đường của làn xe bus thông thường.

Công nghệ sản xuất xe bus điện sẽ được chuyển giao để trực tiếp sản xuất tại TP Hồ Chí Minh, với mức giá chỉ bằng 20% so với xe bus hiện nay, tiết kiệm rất lớn nguồn lực đầu tư ban đầu của thành phố và đảm bảo cho các công ty vận tải xe bus được bảo hành sửa chữa tại chỗ; giúp cho thành phố có thêm một ngành công nghiệp mới, tạo ra nhiều việc làm và phát triển công nghệ Xanh cho Thành phố Thông minh, hướng đến xuất khẩu đến các nước trong khối ASEAN đang rất cần công nghệ xe bus thông minh này.

DATAM cũng sở hữu phát minh sáng chế Hệ thống giám sát dữ liệu CRM vận hành xe bus và sử dụng hệ thống thanh toán thông minh bằng thẻ Green Pass. Dự án cũng sử dụng Hệ thống đèn đường chiếu sáng LED năng lượng mặt trời thông minh, Camera AI, Wifi AP…

Dự án này có tổng vốn đầu tư 525 triệu USD từ nguồn vốn Quỹ khí hậu Xanh (GCF). Trong đó dự kiến đầu tư 300 triệu USD để sản xuất 20.000 xe bus điện và 225 triệu USD dành để trang bị đèn đường LED năng lượng mặt trời thông minh tích hợp camera AI, Wifi miễn phí. Trong giai đoạn đầu chi phí đầu tư thí điểm cho một tuyến đường 2 chiều với khoảng cách 30 km là khoảng 10 triệu USD.

Đại diện Tập đoàn DATAM  cho biết: “Mục tiêu của dự án đầu tư BRT SMART BUS nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, giúp người dân thành phố và khách du lịch, người nước ngoài đang đầu tư, sinh sống, làm việc việc tại đây được tiếp cận, sử dụng phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường; chuyển đổi phương tiện di chuyển cá nhân như xe máy, ô tô sang đi xe bus điện nhanh bằng công nghệ 4.0 giúp kết nối, di chuyển nhanh trong thành phố”.

Hiện nay, TP HCM chỉ có 44% đường có bề rộng trên 7 m. 85% trong số 10 triệu dân sinh sống trong các con hẻm nên việc ùn tắc thường xuyên xảy ra và tổ chức giao thông công cộng không dễ dàng. TP hiện có 3.000 xe buýt đang hoạt động, chỉ đáp ứng 9,5% nhu cầu đi lại của người dân. Ước tính TP cần khoảng 21.000 xe buýt mới đáp ứng đủ nhu cầu. 

Việc ứng dụng công nghệ thông minh là một yêu cầu cấp thiết nhằm khai thác hiệu quả hạ tầng hiện tại, kết nối kinh tế số, số hóa hệ thống dữ liệu đồng thời giảm hiệu ứng khí thải nhà kính góp phần đưa TPHCM trở thành thành phố thông minh, an toàn và hiện đại.

Nhận xét về đề xuất, ông Phạm Hồng Quất - Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ) đánh giá cao ý tưởng nhưng băn khoăn về việc loại xe buýt này vẫn cần làn đường riêng, vốn rất khó với điều kiện đường sá tại TP HCM, nhất là vào giờ cao điểm.

Đại diện DATAM cũng thừa nhận đang lo lắng nhất về vấn đề này nhưng để làm BRT thì cần thiết phải có làn đường, với cơ chế và chế tài chặt chẽ để phương tiện khác không chạy vào. Phía DATAM đề xuất làn đường riêng sẽ là làn trong cùng, sát với vỉa hè của người đi bộ.

Tại hội thảo, Lễ trao – Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác Xúc tiến chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp; truyền thông về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường giữa Cục Phát Triển Thị Trường Và Doanh Nghiệp Khoa Học - Bộ Khoa học Công nghệ; Trung tâm dịch vụ truyền thông -CQTTXVN Khu vực Phía Nam; NSSC; Cty DATAM – ALG SYSTEMS, và Công ty CP DATAM GBC SMART CITI.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phát triển xe buýt điện thông minh ở TP HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO