Nhìn lại ba năm gia nhập WTO

KIM HOA| 22/01/2010 08:54

Chính hội nhập và khủng hoảng không chỉ làm rõ những cơ hội và thách thức, mà còn bộc lộ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chúng ta.

Nhìn lại ba năm gia nhập WTO

Trung tuần tháng 1/2010, tại Hà Nội, Ban tổ chức chương trình “Vinh danh doanh nghiệp hội nhập WTO 2010”, Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Công Thương Hà Nội và Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam đã mở hội thảo bàn về vận hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta cũng như sự tồn tại và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong điều kiện mới.

“Việt Nam sẽ không dừng lại ở WTO, mà từ năm 2010 sẽ tiếp tục tham gia thể chế thương mại tự do ký với Trung Quốc, hiệp định đầu tư với Nhật Bản, cùng nhiều hợp tác quan trọng với Mỹ, Úc, EU...” , nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu trong hội thảo.

TRƯỚC ĐẠI LỄ NGÀN NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI

Tham gia tour du lịch "Hành trình qua các kinh đô Việt cổ" phục vụ cho Năm Du lịch Quốc gia 2010 và Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngành du lịch Ninh Bình đã chỉnh trang khu du lịch sinh thái Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, quảng trường tượng đài Đinh Tiên Hoàng..., đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên; bổ sung nhiều món ăn mới vào danh mục ẩm thực đặc sản của tỉnh để phục vụ du khách...

Hội Sử học Hà Nội vừa phối hợp với Hội đồng họ Trịnh Thăng Long - Hà Nội tổ chức hội thảo "Chúa Trịnh Cương - cuộc đời và sự nghiệp" nhân kỷ niệm 281 năm (1729-2010) ngày mất của ông. Hội thảo cho biết: Là con trưởng của Tấn Quang vương Trịnh Bính, chắt của chúa Trịnh Căn, Nhân vương Trịnh Cương sinh năm 1685, nối ngôi chúa năm 1709. Đương thời, ông có nhiều công lao trong việc xây dựng quốc gia, ban hành nhiều chính sách cải cách thuế khóa; củng cố quân ngũ, bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại, ban bố 10 điều giáo dục đạo đức, nhân cách con người... Tại Hội thảo, các nhà khoa học thống nhất kiến nghị xếp hạng một số di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến Trịnh tộc.

Ông Vũ Khoan nhấn mạnh: “Chính hội nhập và khủng hoảng không chỉ làm rõ những cơ hội và thách thức, mà còn bộc lộ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chúng ta. Ví dụ: Mạnh về nông nghiệp (kinh tế nước ta không suy sụp trong khủng hoảng là do có nền nông nghiệp vững) và thị trường nội địa khá ổn định”.

Nhìn tới những triển vọng của năm 2010, nguyên Phó Thủ tướng lưu ý, đây là thời điểm phải xử lý hậu khủng hoảng đồng thời với việc kết thúc kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và thực hiện chiến lược kinh tế 10 năm.

Tuy nhiên, những thách thức phía trước không ai có thể dự đoán hết được. Rất nhiều nước đang phải cấu trúc lại nền kinh tế sau khủng hoảng, nếu Việt Nam không thay đổi sẽ bị hất ra ngoài. Bản thân doanh nghiệp đứng trước nhiều sự lựa chọn: chất lượng (tính bền vững, tính ổn định) hay tốc độ tăng trưởng.

Những số liệu công bố tại hội thảo cho thấy, giai đoạn từ 1999-2004, đầu tư nước ngoài có sự sụt giảm nặng nề, nhưng đã có một “làn sóng FDI” thứ hai dâng lên mạnh mẽ bắt đầu từ năm 2005, đột phá vào năm 2007 và năm 2008 với mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, tác động xấu của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến cho bức tranh đó có phần thay đổi, FDI dự kiến cả năm 2009 chỉ đạt 86% (10 tỷ USD) so với năm trước (số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài).

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GS.TS. Nguyễn Mại, cho rằng: “FDI của Việt Nam năm 2010 và những năm tiếp theo phụ thuộc vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội sau khủng hoảng” và đưa ra những nhận xét liên quan đến “bối cảnh tiềm ẩn nhiều bất ổn của nền kinh tế thế giới hiện nay”, như các dự báo rất khó chính xác, tình trạng mâu thuẫn giữa các văn bản pháp quy của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Thuế...

Về “cách tiếp cận mới” thị trường bên ngoài thời hậu khủng hoảng, GS. cho rằng: “Hiện chúng ta đang bị động trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào chủ động khởi kiện mà chỉ bị kiện”.

Luật sư Oliver Massmann, thành viên Ban quản trị Phòng Thương mại Công nghiệp Châu Âu (EuroCham), đã đánh giá cơ chế, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO và dự báo tình hình các năm tiếp theo, đồng thời có những khuyến nghị cụ thể: “Năm 2010 sẽ được coi là một năm quan trọng vì theo cam kết WTO của Việt Nam, nhiều hạn chế (cả về hình thức đầu tư và quyền sở hữu nước ngoài) trong các ngành dịch vụ sẽ được gỡ bỏ. Về mặt luật pháp, cần tăng cường và thực thi mạnh mẽ quy định xử phạt bán hàng giả; doanh nghiệp nước ngoài phải được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam ở mọi cấp độ”...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhìn lại ba năm gia nhập WTO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO