Ngành sữa: Áp lực với mục tiêu 2,6 tỷ lít sữa vào năm 2020

THANH HUYỀN| 01/06/2017 01:15

Việc đặt mục tiêu sản xuất 2,6 tỷ lít sữa với mức tiêu thụ 27 lít/người/năm cùng kim ngạch xuất khẩu đạt 120 - 130 triệu USD vào năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành sữa Việt Nam.

Ngành sữa: Áp lực với mục tiêu 2,6 tỷ lít sữa vào năm 2020

Việc đặt mục tiêu sản xuất 2,6 tỷ lít sữa với mức tiêu thụ 27 lít/người/năm cùng kim ngạch xuất khẩu đạt 120 - 130 triệu USD vào năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành sữa Việt Nam. 

Đó là nhận định của ông Ngọc Quỳnh - Tổng Thư ký hiệp hội Sữa Việt Nam tại hội thảo "Tương lai ngành sữa Việt Nam trước xu thế mới - Công nghệ tiệt trùng Tetra Pak" diễn ra vào chiều 31/5, tại Hà Nội.

Theo ông Quỳnh, tuy Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định tự do thương mại nhưng hệ thống kiểm soát chất lượng sữa cả cho sữa tươi nguyên liệu và sữa thành phẩm của nước ta hiện nay còn kém. Bên cạnh đó, ngành sữa thiếu công nghệ bảo quản và chế biến sữa ở cả nông hộ và trang trại, cũng như chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông, công nghiệp cho bò sữa chưa phát triển.

Chưa kể, mức tiêu thụ 27 lít/người/năm dù là thách thức lớn nhưng vẫn còn thấp so với các nước đang phát triển khác. Mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam, tính đến năm 2015 mới chỉ đạt 23 lít/người, năm 2016 đạt 24 lít/người và năm 2017 dựa kiến đạt 26 lít/người.

Theo số liệu điều tra tiêu thụ thực phẩm năm 2010 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam chỉ khoảng 12 lít/người/năm, chưa bằng 1/2 Thái Lan; bằng 1/3 Singapore và kém xa mức tiêu thụ sữa của người châu Âu.

Bên cạnh mục tiêu 2020, ngành sữa còn đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn ngành sản xuất được 3,4 tỷ lít sữa với mức tiêu thụ 34 lít/người/năm cùng kim ngạch xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD. 

Bàn về điều này, ông Robert Graves - Tổng giám đốc công ty Tetra Pak Việt Nam cho biết: "Ngành sữa có thể đẩy mạnh tăng trưởng thông qua việc tăng cường thâm nhập thị trường mới, đổi mới sản phẩm, bao bì, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng và chú trọng vào hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường".

Được biết, xu hướng tiêu thụ những sản phẩm đóng gói có lợi cho sức khoẻ, thiết kế độc đáo, tiện dụng khi di chuyển và thân thiện với môi trường đang ngày càng rõ nét. Các nhà sản xuất hiện đang chú trọng đến việc cải thiện yếu tố môi trường và bền vững trong sản xuất, cụ thể: tối ưu hóa tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, tới sử dụng các vật liệu bao bì có thể tái chế được.

Dự báo, mức độ tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng từ 15 lít trên đầu người năm 2010 sẽ lên đến 28 lít vào năm 2020, theo Tetra Pak. Nguyên nhân bởi những đối tượng khách hàng có năm sinh rơi vào giai đoạn cuối năm 1980 đến đầu năm 2000 là thế hệ đầu tiên tại Việt Nam được tiếp cận thường xuyên với sản phẩm sữa, nhưng khi bước vào giai đoạn trưởng thành, họ bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm phù hợp hơn với lối sống năng động của mình.

Theo thống kê, thế hệ trẻ từ 16 đến 30 tuổi chiếm gần 1/3 dân số. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất trong nước thúc đẩy sự cải tiến, đổi mới về công nghệ, sản phẩm và bao bì để tạo ra những đột phá, ví dụ như đưa những loại đồ uống mới như sữa chua uống, sữa ép từ hạt đóng trong những loại hộp giấy hiện đại.

>>Thị trường sữa: "Nhóm dưới" nổi dậy

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngành sữa: Áp lực với mục tiêu 2,6 tỷ lít sữa vào năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO