Nếu lãi suất thấp, đầu tư hạ tầng Việt Nam sẽ tăng 8,1%?

HOÀNG QUỲNH| 29/08/2012 03:41

Trong những năm tiếp theo khi lãi suất ở mức thấp, những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng 8,1%

Nếu lãi suất thấp, đầu tư hạ tầng Việt Nam sẽ tăng 8,1%?

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc và xứ Wales (ICAEW), vốn vay với lãi suất thấp sẽ cho phép các nước Đông Nam Á có được nguồn vốn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, từ các hệ thống giao thông tới giáo dục.

Đọc E-paper

Lợi nhuận thấp trong thị trường tài chính chắc chắc sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, công nghệ và tay nghề cho nhân viên. Như vậy, trong những năm tiếp theo khi lãi suất ở mức thấp, những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng 8,1% .

Cơ sở để ông Charles Davis, nhà tư vấn kinh tế của ICAEW, đồng thời là Giám đốc của cơ quan phân tích vĩ mô Cebr đưa ra dự đoán này vì tổng đầu tư cơ sở hạ tầng trung bình sẽ tăng từ năm 2012 đến năm2014 sẽ đạt mức 5,2%đối với Thái Lan, với những nỗ lực tái thiết kể từ trận lũ lụt lịch sử năm ngoái.

Theo đó, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng được kỳ vọng tăng chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng: 9,1%đối với Indonesia (tập trung vào ngành công nghiệp khai thác than và tiêu dùng hộ gia đình), Malaysia ở mức 6,8%, thậm chí với Singapore có mức đầu tư thấp nhất cho cơ sở hạ tầng trong khu vực, cũng đạt mức 4,8%. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang đến những lo ngại cho các nước ASEAN, đặt biệt do tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục ở châu Âu.

Việc ký kết hợp đồng đầu ra đang chững lại tại một số nền kinh tế mới nổi trong quý II, với mức tăng trưởng trung bình 2,2% được kỳ vọng trong năm 2012 và tỷ lệ tăng cận biên lên tới 2,5%trongnăm2013. Các nước như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia duy trì mức tăng trưởng dương, nhu cầu nội địa tăng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng.

Tuy nhiên, giá các mặt hàng tiêu dùng giảm và lượng kều hối tiếp tục giảmcó thể ảnh hưởng tới tới Indonesia và Philippines. Hiện nay, 2 nước này sẽ phải trả ít hơn để có thể vay vốn từ các thị trường vốn quốc tế so với các thành viên của Liên minh Châu Âu. Việc tài trợ vốn vay cho chính phủ các nước Đông Nam Á trở nên khả thi hơn khi các nhà đầu tư đổ dồn về khu vực này, và đang tìm kiếm các nền kinh tế có mức nợ công an toàn hơn.

Điều này đang có lợi đối với nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát giảm tạo thuận lợi nhiều hơn cho việc đẩy mạnh các chính sách kích cầu tiền tệ, mặc dù mối quan tâm hàng đầu vẫn là cam kết ổn định nền kinh tế vĩ mô. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện đang tạm thời giảm sút nhưng sẽ tăng mạnh trở lại khi đất nước trở thành một trung tâm sản xuất lớn cũng như tiêu dùng nội địa tăng lên.

Theo báo cáo, tăng trưởng bìnhquân của Việt Nam trong năm nay đạtmức 5,1%, tăng lên5,4%vàonăm2013 và 5,8% ở năm kế tiếp. Nói như ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW, với sự suy thoái của các thị trường quốc tế, sự yếu kém vốn có của các khối ngành công nghiệp, ảnh hưởng dây chuyền tới thương mại quốc tế là điều hết sức rõ ràng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nếu lãi suất thấp, đầu tư hạ tầng Việt Nam sẽ tăng 8,1%?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO