Làm sao đẩy lùi nợ xấu?

TUẤN ANH| 22/07/2009 00:00

Ngân hàng (NH) là một ngành kinh doanh có nhiều rủi ro và không thể tránh khỏi những khoản nợ xấu. Quản lý những khoản nợ xấu như thế nào để giảm bớt thiệt hại luôn là vấn đề khiến các NH đau đầu.

Làm sao đẩy lùi nợ xấu?

Ngân hàng (NH) là một ngành kinh doanh có nhiều rủi ro và không thể tránh khỏi những khoản nợ xấu. Quản lý những khoản nợ xấu như thế nào để giảm bớt thiệt hại luôn là vấn đề khiến các NH đau đầu.

Tại hội thảo “Quản lý nợ xấu tại VN - kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng” do Hiệp hội Ngân hàng VN phối hợp với Công ty Corant Thornton VN tổ chức ngày 17/7 tại TP.HCM, ông Alexandre Legendre, Văn phòng luật sư Leadco, hiện nay, tỷ lệ nợ khó đòi trong lĩnh vực NH tại VN chiếm khoảng 5% và dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, do các công ty bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để xử lý những khoản nợ xấu, ông Philip Paterson, Giám đốc bộ phận khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính NH ANZ, cho rằng, các NH không nhất thiết phải chọn phương án phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi vốn.

Trái lại, NH nên thỏa thuận với khách hàng bằng cách tái cơ cấu các khoản vay hoặc tìm nhà đầu tư khác chấp nhận mua lại DN. Tuy nhiên, để hạn chế những khoản nợ xấu, ngay từ đầu, cán bộ tín dụng phải là người hiểu rõ và thường xuyên theo dõi khách hàng, chủ động gặp gỡ, chia sẻ với các thành phần trong doanh nghiệp, từ giám đốc đến nhân viên, để từ đó kiểm soát khách hàng sử dụng những khoản vay có đúng mục đích không? Nếu thấy có những diễn biến bất thường thì phải báo ngay cho lãnh đạo NH để kịp thời đối phó.

Theo ông Philip Paterson, ở VN đã có một số trường hợp khách hàng sử dụng các khoản vay xuất nhập khẩu phục vụ cho việc đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy, khi xét duyệt cho vay phải hiểu được lợi thế lâu dài của khách hàng để giúp họ có thể tồn tại khi xuất hiện những yếu tố không thuận lợi.

Trong khi đó, với kinh nghiệm của ông Matthew Lourey, Giám đốc dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp Grant Thornton Việt Nam, để xử lý những khoản nợ xấu, các NH cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Điều này có thể tạo thêm điều kiện kinh doanh cho khách hàng, giảm bớt rủi ro và thậm chí mở ra cơ hội đầu tư khác cho NH.

Tuy nhiên, theo ông Matthew Lourey, nợ xấu ở VN thường được các NH xử lý đơn lẻ. Thông thường, khi xử lý những khoản nợ xấu, các NH ở VN lại nhờ đến tòa án can thiệp, như vậy sẽ rất phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc. Theo ông Alexandre Legendre, NH và khách hàng nên gặp gỡ để thực hiện tái cơ cấu nợ và tạm thời không cam kết khiếu kiện.

Sau đó, chỉ định luật sư tư vấn thực hiện việc nghiên cứu ban đầu và báo cáo tính khả thi của công việc. Khi xét thấy việc kinh doanh của khách hàng vẫn có khả năng phục hồi, NH sẽ tính đến chuyện cấp thêm vốn hoặc chuyển đổi khoản nợ xấu thành vốn góp nhằm tái cấu trúc DN một cách hiệu quả

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm sao đẩy lùi nợ xấu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO