Không áp dụng biện pháp tự vệ với kính nhập khẩu

25/02/2010 00:34

Ngày 23/2, Bộ Công Thương ban hành quyết định cuối cùng liên quan đến vụ việc kính nổi nhập khẩu. Theo đó, kết thúc điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.

Không áp dụng biện pháp tự vệ với kính nhập khẩu

Ngày 23/2, Bộ Công Thương ban hành quyết định cuối cùng liên quan đến vụ việc kính nổi nhập khẩu. Theo đó, kết thúc điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.

Kính nổi được nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công thành kính xây dựng, kính trang trí nội thất, kính xe ôtô...

Vụ việc bắt đầu từ tháng 5/2009 khi Công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) nộp đơn yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Công thương) điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hành kính nổi nhập khẩu. 

Nhằm làm rõ những khúc mắc liên quan đến vụ kiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp kính trong nước và chống độc quyền trong kinh doanh kính nổi, ngày 19/12/2009, báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm: "Áp dụng biện pháp tự vệ: Nguy cơ độc quyền kính nổi", qua đó, tổng hợp kiến nghị của các doanh nghiệp ngành kính gửi tới các cơ quan chức năng.

-Biện pháp tự vệ hay bảo hộ độc quyền?

-Vỡ hai hay nát cả trăm?

- Kiến nghị xem xét quyền lợi doanh nghiệp sản xuất kính thành phẩm

Đại diện các doanh nghiệp ngành kính trong nước tham gia buổi tọa đàm về vụ kiện tại báo Doanh Nhân Sài Gòn tháng 12/2009

Hai công ty này cho rằng kính nổi nhập khẩu tăng nhanh về số lượng, giá lại thấp hơn kính nội địa nên ngành kính nội địa có thể phải ngừng sản xuất. Do đó, các công ty này yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ bằng cách đánh thuế đối với kính nhập khẩu trong vòng bốn năm, cụ thể là áp thuế 0,6 USD/m2 kính.

Ngày 1/7/2009, Bộ Công Thương có quyết định khởi xướng điều tra. Sau đó, Cục Quản lý cạnh tranh có báo cáo sơ bộ cho rằng “việc gia tăng hàng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất kính trong nước”.

Các loại kính màu đặc biết DN trong nước chưa sản xuất được - Ảnh Quý Hòa

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu-gia công kính nổi đã bày tỏ sự lo ngại kính nội địa lập lại thế độc quyền về cung cấp kính nổi nguyên liệu.

Các doanh nghiệp này cho rằng hai công ty kính nội địa đã liên tục tăng giá bán, tạo sự khan hiếm giả, gây ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp gia công.

 Trong báo cáo cuối cùng mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh kết luận sự gia tăng hàng nhập khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, sự biến động của giá dầu (chi phí đầu vào để sản xuất kính) mới là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân gian lận thương mại, khủng hoảng kinh tế nói chung...

Cục cũng kết luận rằng hiện nay ngành sản xuất trong nước đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Do đó mà không còn phù hợp để áp dụng biện pháp tự vệ nữa. Dựa trên quan điểm này mà Bộ Công thương đã quyết định không áp dụng biện pháp tự vệ. 

Sáng 22/2, Nhà máy kính nổi Chu Lai do Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai- INDEVCO làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam đã chính thức đốt lò (ảnh). Nhà máy có công suất 900 tấn/ngày.

Sau khi chính thức khởi động đốt lò, đến đầu tháng 4/2010, Nhà máy kính nổi Chu Lai sẽ bán sản phẩm ra thị trường, đạt tiêu chuẩn JISR 3020-1996 của Nhật Bản.

Nhà máy kính nổi Chu Lai sử dụng mỗi ngày 600 tấn nguyên liệu cát trắng tại địa phương, giải quyết việc làm cho 600 lao động, dự kiến doanh thu 2.000 tỉ đồng/năm, 70% sản phẩm tiêu thụ trong nước, số còn lại phục vụ xuất khẩu. Sau khi nhóm lò thành công, mỗi mẻ lò của nhà máy được duy trì hoạt động suốt chu kỳ 10-12 năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không áp dụng biện pháp tự vệ với kính nhập khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO