Hà Nội: CPI tháng 7 tăng 0,18%

TRÌNH TIÊU| 23/07/2014 07:00

Cục Thống kê Hà Nội sáng 22/7, cho rằng, ba nhóm hàng chính làm chỉ số giá tháng này tăng là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,55%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD tăng 0,53%; nhóm giao thông tăng 0,51%.

Hà Nội: CPI tháng 7 tăng 0,18%

Cục Thống kê Hà Nội sáng 22/7, cho rằng, ba nhóm hàng chính làm chỉ số giá tháng này tăng là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,55%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD tăng 0,53%; nhóm giao thông tăng 0,51%.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tháng Bảy của Hà Nội ước tính đạt 154.833 tỷ đồng

Trong Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Bảy năm 2014, Cục Thống kê Hà Nội cho hay, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng Bảy tăng 6% so tháng trước và tăng 10,5% so cùng kỳ năm trước, công nghiệp khai khoáng giảm 5,6% và tăng hơn 5 lần; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,3% và 9,4%; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2% và 1,4%...

So với tháng trước, một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Hà Nội như thức ăn gia súc tăng 19,6%, bia đóng chai tăng 3%, thuốc lá tăng 1,4%, ghế khung kim loại (tăng 4,8%)...

Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng gấp hơn 3 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt... tăng 3,7%; Cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 1%.

Theo Cục Thống kê Hà Nội , một số ngành chỉ số sản xuất tăng cao so với tốc độ tăng chung của toàn ngành như công nghiệp dệt tăng 13,8%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 83%... Nhưng cũng có một số ngành còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, lượng tồn kho nhiều, nên chỉ số sản xuất 7 tháng giảm so với cùng kỳ như chế biến thực phẩm giảm 4,1%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,4%, sản xuất kim loại (giảm 11,9%)…

Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Bảy đạt 2.612 tỷ đồng, tăng 15,9% so tháng trước và tăng 5,8% cùng kỳ năm trước. Ước tính 7 tháng đạt 12.691 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ và bằng 54,2% kế hoạch năm.

Về thương mại dịch vụ, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tháng Bảy ước tính đạt 154.833 tỷ đồng, tăng 2,7% so tháng trước và tăng 13,5% so cùng kỳ, trong đó, tổng mức bán lẻ đạt 36.287 tỷ đồng, tăng 2,9% so tháng trước và tăng 13,4% so cùng kỳ.

Cục Thống kê ước tính 7 tháng, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ đạt gần 1.024 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so cùng kỳ, trong đó, tổng mức bán lẻ tăng 10,9%. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ, ngành thương nghiệp chiếm 84,2% và tăng 11,7% so cùng kỳ; Ngành khách sạn nhà hàng, chiếm 1,8% và tăng 13,5%; Ngành du lịch lữ hành, chiếm 0,4% và tăng 8,1%; Còn lại là ngành dịch vụ, chiếm 13,6% và tăng 11%.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng Bảy đạt 938 triệu USD, tăng 1,4% so tháng trước và giảm 5% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 1,2% và giảm 5,8%. Ước tính 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 6.307 triệu USD, tăng 11,1% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 8,7%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng Bảy đạt 2.067 triệu USD, giảm 2,6% so tháng trước và tăng 16,3% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương giảm 2% và tăng 18,4%. Ước tính 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 13.706 triệu USD, tăng 3,8% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 4,7%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Bảy tăng 0,18% so tháng trước, chỉ số giá tháng này có 10 nhóm hàng tăng và 01 nhóm hàng giữ nguyên bằng tháng trước.

Cục Thống kê Hà Nội cho rằng, ba nhóm hàng chính làm chỉ số giá tháng này tăng là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,55%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD tăng 0,53%; nhóm giao thông tăng 0,51%.

Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu điều chỉnh tăng 2 lần vào cuối tháng Sáu và đầu tháng Bảy, giá xăng tăng đã làm chi phí vận tải tăng, ngoài ra, việc siết chặt xe trở quá tải khiến các chủ xe đẩy giá vận chuyển vật liệu lên cao và đã kéo theo một số mặt hàng tăng theo do chi phí vận chuyển tăng, trong bối cảnh lượng người tăng đột biến vào kỳ tăng trong thời điểm này.

Chỉ số giá vàng tăng 1,97% so tháng trước và giảm 2,51% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 0,56% so tháng trước và tăng 0,76% so cùng kỳ.

>Giá xăng dầu: Thế giới giảm sâu, trong nước bất động
>Tháo gỡ những nút thắt để phát triển kinh tế
>
CPI Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hà Nội: CPI tháng 7 tăng 0,18%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO