Giải quyết tâm lý để giảm nhiệt giá vàng

11/11/2010 00:06

Trong khi bất động sản, chứng khoán đang bập bềnh, giá đô la thì đang xuống đã kích thích nhiều người săn lùng và giữ vàng, khiến giá vàng căng thẳng trên thị trường” - TS Cao Sĩ Kiêm - Nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước chia sẻ bên lề Quốc hội.

Giải quyết tâm lý để giảm nhiệt giá vàng

“Trong khi bất động sản, chứng khoán đang bập bềnh, giá đô la thì đang xuống đã kích thích nhiều người săn lùng và giữ vàng, khiến giá vàng căng thẳng trên thị trường” - TS Cao Sĩ Kiêm - Nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước chia sẻ bên lề Quốc hội.

Ông Cao Sĩ Kiêm

Trước việc ngân hàng nhà nước ban hành thông tư hạn chế huy động và cho vay vàng, một số ngân hàng cho rằng đây là một nguyên nhân làm cho thị trường giá vàng trong nước tăng mạnh hơn so với bình thường. Ông nghĩ sao?

Đây là một chủ trương đúng vì thường cho vay và huy động vàng mang rủi ro rất cao không chỉ cho người dân, nhà đầu tư mà cả cho ngân hàng. Thế còn vừa qua, giá vàng tăng là có ba nguyên nhân tác động mạnh.

Một là giá vàng thế giới tăng nhanh. Thứ hai, giá vàng trong nước đội lên do chi phí, tỷ giá tăng và cuối cùng là tâm lý. Ở Việt Nam, trong khi bất động sản, chứng khoán đang bập bềnh, giá đô la thì đang xuống nên người ta nghĩ đến vàng, từ đó kích thích việc săn lùng và giữ vàng. Đây là 2 lý do chập vào khiến giá vàng bị đẩy lên.

Vấn đề này cần được can thiệp như thế nào?

Chúng ta có thể giải quyết dựa trên nguyên nhân. Giá vàng thế giới thì bất khả kháng, còn giá vàng trong nước bên cạnh chi phí tăng lên, ta cũng chưa tác động được về tỷ giá, nó vẫn còn cao. Vì vậy phải tập trung giải quyết vấn đề tâm lý làm cho thông tin minh bạch.

Ở Việt Nam có một trạng thái khi giá cao thì tập trung mua, khi giá thấp lại đẩy đi. Điều này trái ngược với thị trường thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ mua vào khi giá thấp, và chờ giá cao thì đẩy đi, từ đó khiến thị trường trong nước càng thêm rối loạn. Và để giải quyết được việc này, Nhà nước phải được thực hiện đồng bộ, có biện pháp quản lý trong lộ trình của mình.

Diễn biến vàng lần này dường như lặp lại kịch bản năm ngoái, việc cấp quota nhập khẩu vàng chỉ được thực hiện sau giá đã ở cái mức rất cao. Vào thời điểm đó, mọi người đều nói ngân hàng đã hành động chậm làm cho thị trường trong nước ảnh hưởng theo chiều hướng xấu?

Đúng. Trong điều hành, yêu cầu của các nhà lập chính sách là luôn luôn có phán đoán và dự báo. Các phán đoán, dự báo phải đi trước một bước, từ đó mình có một hành động trước thì tình hình sẽ đỡ căng thẳng hơn.

Chứ để đến khi việc xảy ra rồi mới chạy theo can thiệp thì tác dụng của nó rất hạn chế, thậm chí nếu giải quyết không kịp thời hoặc không đủ liều lượng thì tác hại nó lại tăng lên và lòng tin giảm xuống.

Ngay trong tháng 9 vừa qua, khi thị trường giá vàng thế giới đang chuẩn bị tạo lập một cột mốc mới, ông có nói việc huy động vàng trong thời gian ngắn chẳng qua là do các ngân hàng đang thiếu, bởi vậy họ phải có biện pháp hút vàng. Điều này chứng tỏ, những người tham mưu cho ngân hàng nhà nước đã phân tích và phán đoán tình hình không được sâu và kỹ…?

Việc săn lùng và giữ vàng khiến giá vàng bị đẩy lên cao bất hợp lý trên thị trường trong nước (ảnh QĐ)

Tôi nghĩ là phân tích họ làm được, phán đoán thì có thể không kỹ nhưng quan trọng là hành động cần kịp thời, nhanh trong lúc nước sôi lửa bỏng. Chỉ cần một anh thiếu khoảng 20-30 chục triệu đô la, vì sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, họ sẽ xông ra ngân hàng, ra thị trường tự do và mua đô la với bất cứ giá nào.

Và thông tin ấy nhanh chóng được lan truyền, tỷ giá các cửa hàng đồng loạt tăng, cướp lời. Ở Việt Nam, tâm lý đôi khi còn quyết liệt nặng nề hơn những giải pháp và cung cầu thực sự.

Liên quan đế việc nhập vàng. Trong khi tỷ giá tiếp tục tăng lên và việc cấp quota nhập khẩu vàng tiếp tục sẽ làm tăng áp lực nguồn cung về ngoại tệ trong vào thời điểm hiện nay. Ông có nghĩ đến điều này không?

Ở đây xin được nhấn mạnh là nhà nước chỉ cấp quota chứ không cung cấp đô la cho các doanh nghiệp nhập vàng. Trong khi đó, có thông tin không chính thống cho rằng đang có khoảng 35 tỷ đô la thị trường trên trôi nổi.

Nếu chúng ta cấp quota, những người đầu tư sẵn sàng huy động với giá người ta chấp nhận được, điều này rất tốt và có khả năng thực thi. Thậm chí, nếu thực hiện được tốt sẽ điều hòa trên thị trường, tự họ rút đô la về chuyển thành vàng sẽ làm giảm giá vàng xuống và đỡ áp lực đô la trên thị trường.

Diễn biến giá vàng hôm qua trên thị trường khi giá vàng tăng đột biến và rơi xuống khoảng 2 triệu đồng/lượng cộng thêm có những thời điểm mà người ta ngừng bán khiến nhiều người nghĩ tới hiện tượng đầu cơ ở đây?

Điều này hoàn toàn đúng, đây là tâm lý và chính sách đầu cơ của những người nắm giữ vàng. Với những người dân không hiểu vì thiếu thông tin mà đi mua vàng trong lúc cao này chắc chắn rủi ro.

Sau khi ngân hàng nhà nước siết chặt cho vay và huy động vàng thì Ủy ban giám tài chính quốc gia có kiến nghị nới lỏng một số biện pháp như là cho phép ngân hàng huy động vàng miếng để huy động vàng từ trong dân. Quan điểm của ông thế nào?

Trong lúc thị trường đang kích thích tăng nhanh và chưa có điểm dừng thì cần phải tranh thủ tất cả những biện pháp có thể làm được. Đề xuất của Ủy ban giám sát cũng là một lý do chúng ta nên nghiên cứu, từ đó có những lộ trình giải quyết mềm dẻo hơn góp phần làm dịu tình hình.

Xin cám ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giải quyết tâm lý để giảm nhiệt giá vàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO