Giá hàng hóa, cước vận tải vẫn cao vô lý

TRÌNH TIÊU thực hiện| 06/01/2015 05:06

Nếu tính cả độ trễ, đến thời điểm này giá hàng hóa, giá cước vận tải đều phải giảm rồi, nhưng thực tế, giá vẫn cao vô lý".

Giá hàng hóa, cước vận tải vẫn cao vô lý

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, đánh giá về tình hình hàng Tết: "Sẽ là khiếm khuyết và không khôn ngoan nếu thời điểm này doanh nghiệp (DN) không chớp thời cơ giảm giá để đẩy hàng ra".

Đọc E-paper

* Hai tháng gần đây, giá xăng dầu liên tục giảm. Theo ông, điều này tác động thế nào đến giá cả hàng hóa trên thị trường?

- Nếu tính cả độ trễ, đến thời điểm này giá hàng hóa, giá cước vận tải đều phải giảm rồi, nhưng thực tế, giá vẫn cao vô lý. Chẳng hạn, nông dân ở Đà Lạt bán 1kg cà chua giá 3.000 đồng, nhưng giá thị trường là 12.000 đồng.

Giá xăng chiếm khoảng 30% giá cước vận chuyển. Với mức giảm giá xăng hiện nay, giá cước vận chuyển phải giảm từ 10 đến 15% giá thành, nhưng một số DN chỉ giảm 5% thậm chí có DN không giảm.

Nếu đưa giá các mặt hàng thiết yếu về mức hợp lý, giá các mặt hàng khác sẽ giảm theo. Ở đây, với chức năng quản lý nhà nước Bộ Công Thương, Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính phải làm mạnh, buộc các tập đoàn lớn đưa ra mức giá hợp lý cho các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vận tải, thuốc chữa bệnh...

"Giá cước vận tải không thể điểu chỉnh giảm nhanh như giá xăng dầu. Các DN kinh doanh vận tải chỉ điều chỉnh giá cước khi tổng số giá xăng dầu tăng hoặc giảm vượt quá 10%.

Nếu giá xăng tiếp tục được giảm xuống và giữ trong thời gian nhất định, DN sẽ cân nhắc việc giảm giá cước".

- Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức lại hệ thống phân phối, hệ thống trung gian để đưa hàng hóa trở về giá trị thực.

Kinh nghiệm của Đức trong những thời kỳ khó khăn, họ thực hiện nguyên tắc: Giá thành + lợi nhuận hợp lý = giá bán.

Nếu DN bán hàng hóa giá hơn quy định này, nhà nước sẽ thu phần chênh lệch.

* Vấn đề là cách làm đó ở VIệt Nam liệu có khả thi?

- Khả thi. Các cơ quan quản lý cứ chiểu theo Luật Giá mà làm. Trong điều kiện biến động, họ có quyền kiểm tra và kê khai giá những mặt hàng chủ yếu lớn, nhưng cùng với đó, phải khơi thông luồng hàng hóa.

* Ông nhận định thế nào về tỷ lệ giảm giá hàng hóa bày bán trong các siêu thị?

- Ở các siêu thị lớn, 80 -90% là hàng ký gửi, giá bán do nhà cung cấp quyết định, siêu thị chỉ hưởng hoa hồng. Cho nên, khi muốn giảm giá, siêu thị phải đàm phán với các nhà cung cấp song việc đàm phán giá hiện nay rất khó khăn.

Để tăng doanh thu, các siêu thị này buộc phải tiết giảm chi phí, giảm giá bán hàng hóa tự thu mua, nhưng phần đó chỉ chiếm hơn 10%.

Năm 2014, sức cầu giảm, người tiêu dùng chi tiêu ăn uống vừa phải, còn lại là "tích cốc phòng cơ”. Tổng mức nhu cầu hàng hóa 12 tháng vừa qua được tính là tăng 6,5%, cao hơn năm 2013 1% song không nói lên điều gì.

Báo cáo của nhiều công ty thương mại Hà Nội mấy năm nay chỉ thực hiện được 90% doanh số, thậm chí Tết năm 2014, hàng hóa bán ra còn thấp hơn tết 2013. Như vậy, mức tăng năm 2014 cũng chỉ khoảng 5 - 10%.

Năm nay TP.HCM vẫn có chương trình bình ổn giá nhưng cho DN bình ổn giá vay với lãi suất thấp, đồng thời cam kết là giữ giá ổn định đến hết tháng Hai, đấy là điều đáng mừng, nhưng phải có 60% hàng hóa trong tay mới đủ sức áp đảo thị trường.

* Cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giá hàng hóa, cước vận tải vẫn cao vô lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO