Gánh nặng tăng lương

NHI LOAN| 12/10/2011 08:35

Kết quả khảo sát nhanh Đánh giá tác động của các biến động lớn đối với doanh nghiệp và người lao động cho thấy, thu nhập của công nhân tăng khoảng 20 - 30% sau hơn 4 lần điều chỉnh mức lương năm 2011. Tuy nhiên, nếu đem so với mức giá của thị trường thì sự tăng lương này cũng chưa đủ bù đắp, trong khi DN tiếp tục bị “đè” do chi phí tăng.

Gánh nặng tăng lương

Kết quả khảo sát nhanh Đánh giá tác động của các biến động lớn đối với doanh nghiệp (DN) và người lao động (RIM) cho thấy, thu nhập của công nhân tăng khoảng 20 - 30% sau hơn 4 lần điều chỉnh mức lương năm 2011. Tuy nhiên, nếu đem so với mức giá của thị trường thì sự tăng lương này cũng chưa đủ bù đắp, trong khi DN tiếp tục bị “đè” do chi phí tăng.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát lương trên nhiều đối tượng của Mercer và Talentnet vừa được công bố vào đầu tháng 10 năm nay, tỷ lệ tăng lương năm nay thấp hơn tỷ lệ của lạm phát.

Mức tăng lương bình quân của thị trường hiện nay là 13,3%, tăng không nhiều so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi các năm trước, DN cạnh tranh và thu hút người tài luôn có mức tăng lương tương ứng với tỷ lệ lạm phát.

Năm nay, tỷ lệ tăng lương bình quân chỉ tăng 0,7% so với 2010, thấp 6,7% so với tỷ lệ lạm phát dự kiến bởi lẽ DN cũng đang gánh chịu những tác động trực tiếp từ tình hình kinh tế Việt Nam và cả tình hình kinh tế bất ổn của thế giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành dược phẩm có tỷ lệ tăng lương cao nhất, lên đến 14,1%. Đối với những ngành có nhiều lực lượng lao động phổ thông, như: ngành hàng tiêu dùng, sản xuất, hóa chất thì tỷ lệ tăng lương cao nhất rơi vào nhóm lao động này.

Cụ thể, ở ngành hóa chất, tỷ lệ tăng lương bình quân là 13,9%, trong khi đây là nhóm lao động phổ thông được tăng lương tới 15,8%. Đây cũng là điều tất yếu, vì lực lượng lao động này chịu ảnh hưởng nhiều nhất và nặng nề nhất bởi lạm phát. Mức tăng lương bình quân ở các ngành khác, như: ngân hàng, dầu khí, công nghệ cao... có tỷ lệ tăng từ 12,5% đến gần 14%.

Theo khảo sát, hơn 1/3 công ty tham giả khảo sát cho rằng sẽ tăng mức trợ cấp hiện tại hoặc cung cấp khoản trợ cấp mới cho người lao động. Cũng có thể cộng thêm phần trăm tăng lương và dự kiến thêm đợt tăng lương cũng là những biện pháp đang được DN cân nhắc để hỗ trợ người lao động.

Theo RIM, lương tăng đang trở thành gánh nặng với không ít DN. Ở hai ngành xuất khẩu chủ lực là dệt may và da giày, chi phí lương chiếm 50 - 80% tổng chi, thêm áp lực tăng lương từ tháng 10/2011 đã khiến quỹ lương tăng từ 30 - 40%.

Cộng vào đó một loạt khó khăn càng gây áp lực, như việc tăng giá điện 15% đã khiến chi phí tăng 1%/sản phẩm, chi phí vận tải tăng 20%, chi phí nước xử lý tăng 30%, đã kéo tổng chi phí đầu vào tăng khoảng 20%.

Trong khi đó, theo Hiệp hội dệt May Việt Nam, đơn hàng xuất khẩu trong mùa xuân - hè tới (từ tháng 11/2011 đến tháng 4/2012) đang giảm sút nghiêm trọng, với mức giảm từ 50 - 60%. Giá đơn hàng cũng giảm đáng kể, từ 5 - 10% đối với hàng gia công.

Không chỉ đối với ngành dệt may, ngành gỗ cũng đang trong tình trạng “chạy trời không khỏi nắng” trước thực trạng biến động giá thị trường.

Với mức chi phí tài chính (lãi suất ngân hàng), nguyên liệu gỗ tăng khoảng 25%, đôi khi lên đến 30 - 50% (đối với những loại nguyên liệu có nhu cầu nhiều).

Mức lương công nhân đang có xu hướng tăng lên từ đầu năm đến nay đã nâng tổng mức chi phí tăng đến 30%, trong khi đơn giá xuất khẩu chỉ tăng khoảng 5%. điều này dẫn đến tình trạng có khoảng 30 -35% DN tạm ngưng hoạt động.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gánh nặng tăng lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO