DNTN: Tăng khả năng cạnh tranh, vươn lên dẫn đầu

DUY KHUÊ| 18/08/2015 05:21

Dự báo năm 2015, khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 30% ngân sách nhà nước và 40% GDP.

DNTN: Tăng khả năng cạnh tranh, vươn lên dẫn đầu

Tại Diễn đàn Kinh doanh 2015 với chủ đề "Vươn lên dẫn đầu" diễn ra ngày 17/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dự báo năm 2015, khu vực này sẽ đóng góp vào khoảng 30% ngân sách nhà nước và 40% GDP.

Đọc E-paper

Hai nội dung chính được thảo luận sâu tại Diễn đàn lần này là nâng cao sức cạnh tranh của các công ty Việt Nam và tạo xu hướng vượt lên dẫn đầu.

Theo Phó Thủ tướng, bình quân 5 năm qua, dù mức tăng trưởng không cao so với các năm trước nhưng kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 6%; lạm phát giảm mạnh, 6 tháng đầu năm, nền kinh tế đã lấy lại được đà phục hồi, tăng trưởng đặt mức 6,28%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây; dự trữ ngoại hối tăng, nợ công, nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát...

Thể chế kinh tế thị trường đang được Chính phủ tiếp tục thực hiện, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Chính phủ đánh giá rất cao vai trò của nhà đầu tư (NĐT) trong nước cũng như nước ngoài. Kinh tế tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, dự báo năm 2015 sẽ đóng góp vào khoảng 30% ngân sách nhà nước và 40% GDP.

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương đã, đang và sẽ được ký kết, tạo cơ hội cho DN mở rộng thị trường, nhưng cũng đối diện không ít thách thức.

Để DNTN tăng khả năng cạnh tranh, Chính phủ đang hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường như một thông điệp khẳng định Chính phủ luôn đồng hành với DNTN, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.

Thông điệp đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thể hiện qua các cam kết. Thứ nhất là kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNTN. Thứ hai, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường.

Thứ ba là thúc đẩy cải cách kinh tế, đẩy mạnh việc cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng, tài chính đảm bảo cho tổ chức tín dụng - tài chính hoạt động lành mạnh.

Thứ tư là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế quan, bảo hiểm, cấp phép đầu tư, xử lý đất đai.

Thứ năm là tiếp tục đào tạo, tăng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

>Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh?

>TS. Nguyễn Đình Cung: Môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ thay đổi dần

>Cải cách môi trường kinh doanh: Nghị quyết 19 bị thờ ơ

>Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
DNTN: Tăng khả năng cạnh tranh, vươn lên dẫn đầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO