Cơ quan quản lý tăng cường vệ sinh dịch tễ nhằm chống dịch tại chợ

Ngọc Thoại| 21/07/2021 01:30

Cả Bộ Y tế và Sở Công Thương TP.HCM đều quyết liệt đưa ra các giải pháp nhằm củng cố và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tại các chợ, nhất là các chợ vừa được cho phép mở lại, nhằm vừa đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu cho người dân, vừa đảm bảo phòng chống dịch.

Cơ quan quản lý tăng cường vệ sinh dịch tễ nhằm chống dịch tại chợ

Theo công văn số 5858/BYT-MT về việc hướng dẫn phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ tại các tỉnh thành trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Bộ Y tế ngày 21/7, Bộ đã đưa ra hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến, tập huấn hướng dẫn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; đôn đốc UBND cấp tỉnh yêu cầu các chợ đánh giá an toàn Covid và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn; tổ chức truyền thông về các quy định phòng, chống dịch; và phối hợp với Bộ Y tế để chỉnh sửa, bổ sung hướng dẫn khi cần thiết. 

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh thành có liên quan chỉ đạo thực hiện các nội dung như tổ chức phổ biến, chỉ đạo triển khai, kiểm tra và giám sát việc thực hiện hướng dẫn; Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có thể điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp; tổ chức, đôn đốc các chợ đánh giá an toàn và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.

Ngoài ra, UBND các tỉnh thành còn cần tổ chức xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ hàng tuần; đồng thời phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân về các quy định phòng, chống dịch khi đến và mua bán tại các chợ. 

Thêm vào đó, UBND các tỉnh thành cũng cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn; dừng hoạt động ngay đối với những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo qui định; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương, Bộ Y tế theo quy định. 

Lưu ý tại các chợ trên địa bàn TP.HCM

Cũng trong ngày 21/7, Sở Công thương TP.HCM đưa ra văn bản 3573/SCT-QLTM với các hướng dẫn chi tiết hơn về cách vận hành các chợ an nhằm bảo đảm an toàn phòng chống dịch để cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

Theo văn bản được gửi đến UBND TP.Thủ Đức và UBND các quận huyện, công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Bình Điền, Công ty Cổ phần Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức, Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Hóc Môn, và các đơn vị quản lý chợ truyền thống trên địa bàn, Sở Công Thương đề nghị các đơn vị quản lý chợ căn cứ theo điều kiện, tình hình thực tế và khẩn trương triển khai thực hiện nhiều biện pháp an toàn phòng chống dịch.

mo-lai-cho-an-toan-1626874996-1877-16268

Các quầy hàng bên trong nhà lồng tại các chợ sẽ không được bố trí sát như xưa mà phải đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống dịch

Theo đó, đối với tổ chức hoạt động của các chợ truyền thống trên địa bàn, cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống bằng cách chỉ đạo, quán triệt các đơn vị quản lý chợ trên địa bàn cần tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về chống dịch Covid-19 tại chợ đối với tiểu thương, người lao động, khách hàng. 

“Các cá nhân nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người làm việc cùng, người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của nhân viên phụ trách công tác phòng, chống dịch của đơn vị. Trường hợp có người lao động, người bán hàng, khách hàng được xá định nhiễm Covid-19 tại chợ thì thực hiện phân luồng, khử khuẩn và vệ sinh mô trường theo hướng dẫn của cơ quan y tế,” văn bản nêu rõ.

Ban quản lý các chợ cần thông tin đến các hộ dân trên địa bàn và đề nghị người dân chỉ đi chợ theo đúng ngày được quy định trên Thẻ ra vào chợ/app đặt lịch hoặc tổng đài đặt lịch đi chợ và gửi Thẻ vào chợ/quét mã QR Code khai báo cho đơn vị quản lý chợ tại cổng vào chợ.

Ban quản lý các chợ cũng cần phải chỉ đạo đơn vị y tế thường xuyên phối hợp đơn vị quản lý chợ hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên đối với tiểu thương, người đến mua hàng tại chợ để kịp thời sàng lọc, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý các tình huống phát sinh liên quan.

Ban quản lý các chợ cần lưu ý quản lý chặt chẽ, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn, yêu cầu đơn vị quản lý chợ báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại chợ.

Ban quản lý các chợ cũng cần chú ý đền việc tổ chức kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ người dân trên địa bàn, các phương thức tổ chức kinh doanh tại các chợ truyền thống/các điểm bán tại địa phương để đảm bảo các khoảng cách an toàn phòng chống dịch, ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống.

Hiện nay, Sở Công Thương phối hợp với Sở TT-TT triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống. Theo đó, triển khai thí điểm mô hình App đặt lịch đi chợ dành cho người dân (thí điểm tại chợ Tân Chánh Hiệp - Q. 12); mô hình Tổng đài đặt lịch đi chợ (thí điểm tại chợ Bình Thới - Q. 11). Sau khi triển khai thí điểm sẽ đánh giá, hiệu chỉnh (nếu cần) và triển khai nhân rộng đến các chợ truyền thống trên địa bàn.

Sở Công thương cũng khuyến khích các địa phương chủ động nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT phù hợp trong tổ chức hoạ động của chợ, đảm bảo phân bổ số người đến chợ theo từng khung giờ, kiểm soát được số lượng người ra vào chợ theo từng thời điểm, mật độ người đến chợ, khai báo y tế điện tử... và lưu trữ thông tin liên quan nhằm phục vụ công tác khoanh vùng, truy vết khi cần thiết.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng lưu ý các điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối cần tổ chức thực hiện theo phương án được phê duyệt về bố trí địa điểm và chuẩn bị tổ chức điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM.

phong-chong-dich-khi-mo-lai-ch-5145-6834

Các quầy hàng tập trung hàng số lượng lớn để trung chuyển ở các không gian mở cũng phải đảm bảo khoảng cách an toàn chứ không được gần kề nhau như thế này

“Theo đó, tuân thủ các nội dung về địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng giao thông, các điều kiện kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo kết quả xé nghiệm âm tính đối với người ra vào điểm trung chuyển, thời gian triển khai vị ưu tiên bố trí nơi ăn, nghỉ cho người lao động tại điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối”, văn bản nhấn mạnh.

Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị đơn vị quản lý chợ đầu mối lưu ý bố trí lực lượng trực kiểm tra người ra vào chợ (thương nhân, người phụ việc, người mua hàng, người điều khiển phương tiện và phụ xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn hiệu lực theo quy định mới được ra vào chợ; thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế; trang bị dung dịch khử khuẩn, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn).

Các phương tiện vận chuyển khi ra vào chợ phải thực hiện phun xịt khử khuẩn toàn phương tiện; các phương tiện ra vào chợ phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ GTVT, Sở GTVT TP trong phân luồng, tổ chức lưu thông, vận chuyển hàng hóa; và phải thực hiện phun xịt tiêu độc, khử khuẩn và vệ sinh môi trường toàn bộ khu vực sau khi kết thúc thời gian thực hiện trung chuyển hàng hóa mỗi ngày.

Sở cũng lưu ý các khu vực lưu trú, khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh cho các đối tượng khác nhau phải đảm bảo phương án 3T và quy định 5K của Bộ Y tế, các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cơ quan quản lý tăng cường vệ sinh dịch tễ nhằm chống dịch tại chợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO