Chuyển giao công nghệ: Số lượng còn quá ít

PHAN LÊ (*)| 11/05/2011 08:39

Xu hướng chuyển giao công nghệ hiện nay và trong tương lai tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghệ cao. Thế nhưng, phần lớn mọi hoạt động chuyển giao công nghệ đều thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chuyển giao công nghệ: Số lượng còn quá ít

Xu hướng chuyển giao công nghệ hiện nay và trong tương lai tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghệ cao. Thế nhưng, phần lớn mọi hoạt động chuyển giao công nghệ đều thuộc lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Phòng thí nghiệm Nano tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sau hơn 18 năm (từ năm 1993 đến nay), số lượng đầu tư ở lĩnh vực này xấp xỉ 800 hồ sơ. Đây là con số khá ít đối với tốc độ phát triển của các DN trong ngành về số lượng lẫn chất lượng.

Theo ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám sát công nghệ, trên thế giới, duy chỉ Việt Nam có Luật Công nghệ cao, nhưng hồ sơ đăng ký trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng thuộc loại thấp của thế giới.

Hiện nay, Việt Nam thực hiện chuyển giao công nghệ theo quy trình dọc là từ các viện đến doanh nghiệp.

Theo đánh giá, quy trình này còn rất nhập nhằng: doanh nghiệp muốn thực hiện hồ sơ đăng ký buộc phải qua công ty tư vấn, trong khi các công ty tư vấn lại không có chuyên môn về từng ngành cụ thể.

Các số liệu hiện có cho thấy, đầu tư công nghệ của FDI đang chuyển dịch từ công nghệ thấp qua công nghệ cao. Việt Nam hiện đang có những nhà máy công nghiệp sản xuất được những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến. Ví dụ như thiết bị lọc nước biển có thể cung cấp nước ngọt cho cả thành phố 50.000 dân...

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Sê, Giám đốc Trung tâm dự báo Kinh tế phía Nam, thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, công nghiệp Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nền nhân công giá rẻ.

Thực tế cho thấy, những dự án công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề nhân lực. Điển hình như trường hợp Intel Việt Nam, họ sẽ đảm bảo đầu tư và mở rộng dự án đúng cam kết nếu phía TP.HCM cung ứng được 1.200 lao động có trình độ cao (nay con số này chỉ mới đạt 200 người).

Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực nhập khẩu và phân phối đã trở nên nhộn nhịp trong năm 2010, cho thấy xu hướng không còn mặn mà với chuyện mở rộng sản xuất tại Việt Nam của nhiều doanh nghiệp FDI.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong năm 2010, đã có 525 dự án FDI đầu tư vào mua bán hàng hóa được trình hồ sơ xin cấp phép. Trong số này, Bộ Công Thương xác định có khoảng 235 dự án đáp ứng được các quy định pháp luật có liên quan, trong đó có 175 dự án xin bổ sung mục tiêu phân phối hàng hóa và 60 dự án được cấp phép lần đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chuyển giao công nghệ: Số lượng còn quá ít
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO