Chật vật sân nhà

01/10/2011 08:34

Sau gần ba năm tuyên bố quay về thị trường nội địa, sự hiện diện các sản phẩm đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp chế biến gỗ VN trên thị trường lẫn trong nhận thức của người tiêu dùng vẫn còn khá mờ nhạt. Cho dù các doanh nghiệp cho biết đã nỗ lực hết sức, vượt khó tối đa trong bối cảnh kinh tế chẳng mấy sáng sủa.

Chật vật sân nhà

Sau gần ba năm tuyên bố quay về thị trường nội địa, sự hiện diện các sản phẩm đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp chế biến gỗ VN trên thị trường lẫn trong nhận thức của người tiêu dùng vẫn còn khá mờ nhạt. Cho dù các doanh nghiệp cho biết đã nỗ lực hết sức, vượt khó tối đa trong bối cảnh kinh tế chẳng mấy sáng sủa.

>> Ngành gỗ: Tìm “ngách” ở thị trường nội địa
>> Xuất khẩu đồ gỗ: Ăn đong nguyên liệu
>> Ngành gỗ VN làm gì để không “thua“ trên sân nhà?

Công nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ

Tiền mặt bằng quá cao, vốn lớn trong khi cách nhìn, nếp nghĩ của người tiêu dùng trong nước về sản phẩm đồ gỗ nội vẫn còn dè chừng, lạc lõng là những lý do được các doanh nghiệp chế biến gỗ đưa ra trong một hội thảo bàn tròn gần đây. Hội thảo nhằm tìm ra cách nâng cao sức cạnh tranh đồ gỗ và hàng nội thất VN, để giải thích phần nào con đường lận đận trở về thị trường nội địa. Bàn nhiều nhưng vẫn chưa tìm được lối ra.

Có một thực tế mà chính các doanh nghiệp phải thừa nhận: hành trang sau ba năm quay trở về thị trường nội địa của không ít đơn vị là một kế hoạch dài hơi nhưng lại thiếu rõ ràng. Dường như doanh nghiệp chưa thật hiểu và đánh giá đúng thị trường cần sản phẩm như thế nào, dịch vụ gì, giá cả ra sao!

Ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho biết đến nay ngoài thông tin có được từ một kết quả khảo sát bỏ túi của báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện về tiêu dùng nội địa đồ gỗ từ... ba năm trước thì các doanh nghiệp chưa có một dữ liệu cập nhật nào.

Theo cuộc khảo sát đó, ước tính tiêu dùng nội địa mặt hàng đồ gỗ của người dân VN khoảng 3 tỉ USD mỗi năm. Trong đó tiêu dùng nông thôn chiếm 50%, thành thị 50%. Trong 50% con số ở thành thị thì các văn phòng, cơ quan chiếm 25%. Nhưng con số này chắc chắn hiện nay sẽ khác.

Thiếu đầu tư bài bản, doanh nghiệp thiếu luôn sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Giám đốc một doanh nghiệp, đang sở hữu chuỗi ba siêu thị nội thất tại TP.HCM, cho biết Trung Quốc là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nhưng bản thân họ cũng xây dựng một hàng rào thuế quan để bảo vệ trong nước.

Muốn đưa sản phẩm chế biến gỗ vào Trung Quốc, doanh nghiệp phải đóng thêm 10% thuế xây dựng thành phố bên cạnh thuế VAT, thuế nhập khẩu. Điều này khiến hàng ngoại kém cạnh tranh về giá hơn hàng nội.

Nếu như kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2000 của VN chỉ đạt 219 triệu USD thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 3,6 tỉ USD và dự kiến đạt 4 tỉ USD khi kết thúc năm 2011. Dù được đánh giá cao ở thị trường quốc tế nhưng ngành chế biến gỗ VN xem ra vẫn còn khá chật vật trong cuộc chiến giành thị phần ngay trên sân nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chật vật sân nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO