Bơm vốn để ổn định lãi suất

DNSG| 26/05/2010 04:32

Ngân hàng Nhà nước sẽ cho vay tái cấp vốn kỳ hạn ba tháng với nhu cầu vốn của NHTM. Bởi vì, khi các NHTM được vay vốn tái cấp vốn thời hạn ba tháng sẽ giúp cân đối cung cầu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bơm vốn để ổn định lãi suất

Bơm vốn để ổn định lãi suất

Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang cố gắng giữ chân khách hàng với mức lãi suất huy động khá cao lên đến 13%, thậm chí 14%/năm. Dù lãi suất tiền gửi công bố ở mức 11,5%/năm nhưng nhiều NHTM vẫn phải hút tiền bằng cách chi thêm quà khuyến mãi.

Để đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế và vừa giải ngân được khoản tiền đã huy động với lãi suất cao, ông Bùi Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho vay tái cấp vốn kỳ hạn ba tháng với nhu cầu vốn của NHTM. Bởi vì, khi các NHTM được vay vốn tái cấp vốn thời hạn ba tháng sẽ giúp cân đối cung cầu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn.

Tuy nhiên, trước quyết định trên, ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế, nhận định, cho vay tái cấp vốn của NHNN vẫn tồn tại một số hạn chế. Ví dụ, tên gọi công cụ “tái cấp vốn” đã gây nhầm lẫn cho nhiều người đọc, bởi nó được hiểu là NHNN cấp/bổ sung vốn hoạt động cho các NH.

Trong khi thực tế, hoạt động tái cấp vốn của NHNN chỉ hỗ trợ tạm thời sự thiếu hụt về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của các NH và quan hệ tái cấp vốn ngày là quan hệ vay trả có thời hạn. Điều này làm giảm tính minh bạch trong hoạt động tái cấp vốn của NHNN. Hay hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng...

Do vậy, ông Thành đề xuất NHNN nên cho NHTM vay với lãi suất thấp chỉ 4% để vốn đến doanh nghiệp là 7 - 8%/năm. Yêu cầu đặt ra là vốn cho vay lại chỉ được dành cho các dự án mang lại hiệu quả kinh tế và có khả năng trả được nợ. Còn khoản tiền đang nằm trong nhiều NHTM với lãi suất huy động cao thì sẽ cho vay các lĩnh vực khác như tiêu dùng thì khi đó thị trường sẽ tự điều chỉnh mức lãi suất cho vay là bao nhiêu đối với những lĩnh vực không phải sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của NHNN chỉ nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ lượng vốn đổ vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... là bao nhiêu.

Q.Chi

Doanh nghiệp xuất hàng qua Campuchia vẫn khó

Tính đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía VN - Campuchia có 140 chợ, trong đó có 87 chợ biên giới, 6 chợ cửa khẩu, 37 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Theo ông Vương Bình Thạnh, Phó Chủ tịch thường trực tỉnh An Giang, hiện nay tại cửa khẩu Tịnh Biên đã có 25.000 sản phẩm được bày bán, có siêu thị miễn thuế dành cho các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao.

Ảnh: Trần Mùi

Sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng các kho hàng ở biên giới, chợ dành riêng cho hàng VN. Hiện, An Giang cũng có một khu công nghiệp 65ha và các mặt bằng ưu đãi cho các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu qua Campuchia giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, cơ chế, thủ tục cho việc vận chuyển qua cửa khẩu Tịnh Biên cũng rất dễ dàng và được tạo mọi điều kiện thuận lợi.

Song thực tế cho thấy, DN VN còn gặp nhiều khó khăn khi xuất hàng vào Campuchia do điều kiện địa lý và kinh tế-xã hội của các tỉnh biên giới, hệ thống chợ biên giới phát triển vẫn chưa đồng đều, quy mô còn nhỏ, còn nhiều chợ tạm. Ông Phan Quang Diệu, Công ty Nhựa Chợ Lớn cho biết: “Nhiều năm qua chúng tôi đã đưa sản phẩm qua thị trường Campuchia nhưng do thủ tục khó khăn, mức thuế quá cao nên tất cả đều đi theo đường tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, các thủ tục “lót tay”, chi phí không tên tại Campuchia cũng rất lớn nên gây trở ngại và khó khăn không nhỏ cho các DN VN. Có ít DN quan tâm thuê đất và khu công nghiệp tại An Giang để sản xuất trực tiếp, vì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao, nhân lực địa phương không đủ đáp ứng nhu cầu cà về số lượng và tay nghề”.

Thượng tá Huỳnh nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Phân bón Hóa Sinh cũng cho biết: “Nhân lực tại Campuchia rất thiếu và yếu nên các DN VN rất khó đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động Campuchia theo như luật đầu tư nước ngoài tại Campuchia. Ngoài ra, điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống y tế, văn hóa - xã hội của Campuchia còn thấp. Chi phí đầu tư cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư tại Campuchia”.

Ý NHI


(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bơm vốn để ổn định lãi suất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO