Báo cáo về kinh tế Việt Nam của tổ chức Economic Intelligence Unit

19/06/2009 00:27

Báo cáo mới nhất của tổ chức EIU về nền kinh tế Việt Nam đã nêu lên triển vọng tăng trưởng cũng như các thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2009 và 2010.

Báo cáo về kinh tế Việt Nam của tổ chức Economic Intelligence Unit

Báo cáo mới nhất của tổ chức EIU về nền kinh tế Việt Nam đã nêu lên triển vọng tăng trưởng cũng như các thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2009 và 2010.

Các số liệu gần đây cho thấy rằng đáy của suy thoái kinh tế toàn cầu đã qua. Mặc dù đã có sự hồi phục gần đây trên thị trường chứng khoán toàn cầu, nhưng chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng về triển vọng của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới, với mức GDP toàn cầu tính theo cân bằng sức mua (PPP) sụt giảm 1,8% trong năm 2009 và sẽ tăng trở lại mức 2,1% trong năm 2010. Các nhân tố chính sẽ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong trung hạn bao gồm sự yếu kém của hệ thống tài chính tại các nước lớn, sự gia tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu tại các hộ gia đình Mỹ do giá bất động sản và chứng khoán giảm.

Theo dự báo của EIU: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,1 % trong năm nay và 4,9% trong năm 2010.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm thì tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như rất nhiều quốc gia Châu Á khác. Thành tích của nền kinh tế trong quý 1 năm 2009 ở mức khiêm tốn khi tăng trưởng chỉ đạt 3,1% so với cùng kì năm trước và có rất ít hi vọng rằng nền kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ trong các quý tiếp theo. Chúng tôi dự đoán rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,1 % trong năm nay và 4,9% trong năm 2010.

Tuy nhiên dự đoán của chúng tôi có thể có sai lệch bởi lẽ các số liệu được Việt Nam công bố chính thức có thể không phản ảnh đầy đủ những gì mà nền kinh tế đang phải gánh chịu. Chúng tôi mong đợi một sự suy giảm mạnh trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong năm 2009 bởi sự suy giảm sức cầu của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Mặc dù tác động trực tiếp của suy giảm xuất khẩu không ảnh hưởng nhiều đến GDP của Việt Nam do nhập khẩu còn bị suy giảm với tốc độ mạnh hơn, tuy nhiên sự suy giảm xuất khẩu sẽ tiếp sức cho tình trạng thất nghiệp tăng cao và thoái lui đầu tư. Các Công ty đang tiếp tục sa thải nhân công với quy mô lớn bởi việc suy giảm đơn hàng xuất khẩu.

Thêm vào đó sự suy giảm gần đây trong nhập khẩu phản ánh sự yếu kém trong tiêu dùng và đầu tư. Mặc dù thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào Việt Nam trong dài hạn nhưng lượng vốn đầu tư cam kết đã giảm mạnh và lượng vốn giải ngân thực sự còn ít hơn nhiều bởi sự thiếu hụt nguồn tài chính. Mặc dù đầu tư công sẽ gia tăng mạnh trong năm nay song nó không đủ để bù đắp sự sụt giảm vốn đầu tư của các khu vực khác trong năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Báo cáo về kinh tế Việt Nam của tổ chức Economic Intelligence Unit
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO