ASEAN tạo nhiều cơ hội phát triển cho nông sản Việt

HỒNG NGA thực hiện| 04/06/2015 06:32

Nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển lớn, đặc biệt khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm nay

ASEAN tạo nhiều cơ hội phát triển cho nông sản Việt

Năm 2014, Metro công bố bán 19 trung tâm tại Việt Nam cho BJC (công ty con của Tập đoàn TCC) với giá 879 triệu USD. Thương vụ đang trong quá trình chuyển giao (dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay). Mới đây, ông Somporn Bhumiwat đã đến Việt Nam khảo sát thực tế các trang trại cung cấp hàng nông sản cho 19 trung tâm này và cho rằng nông sản Việt Nam có cơ hội lớn, đặc biệt khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm nay.

Đọc E-paper

* Cuối năm nay, AEC có thể bắt đầu hoạt động. Theo ông, các sản phẩm nông sản Việt Nam sẽ như thế nào trong cơ hội này?

- Theo tôi, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ không chỉ được tiêu thụ tại thị trường 90 triệu dân mà là 600 triệu người.

Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các nước và ngược lại, nông sản của các nước cũng sẽ rộng cửa vào Việt Nam.

Khi có sự giao thương thì "ranh giới" của các quốc gia sẽ bị xóa nhòa và như vậy sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn.

Là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp, Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện sản xuất các nông sản có giá trị như thủy sản, rau quả.

Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn để hiện đại hóa nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng, tạo liên kết bền vững giữa khâu sản xuất và thị trường.

ASEAN là thị trường rất lớn nhưng để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam nên có sự chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt, nhất là phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới.

Thay đổi là việc khó khăn nhưng cần thiết và doanh nghiệp nào chuẩn bị được điều này sẽ thành công.

* Khi Metro Việt Nam thuộc về BJC, ông nói kế hoạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước của BJC sẽ không thay đổi. Cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Chúng tôi đã lên kế hoạch tăng gấp đôi lượng hàng đang tiêu thụ từ các hộ nông dân. Với 35 tấn rau củ tiêu thụ mỗi ngày trên toàn hệ thống, chúng tôi đang xây dựng để đến cuối năm nay, lượng hàng này sẽ tăng lên khoảng 60 - 70 tấn.

Ngoài nông sản, là một trong 6 đối tác phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Metro đã xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm cho thị trường nội địa bằng việc đầu tư xây dựng trạm trung chuyển cá tại Cần Thơ.

Sau hơn 3 năm triển khai, trạm trung chuyển này đã mua hơn 7.000 tấn thủy sản cho nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2014, Metro Việt Nam đã xuất khẩu 12 triệu euro hàng nông sản, trong đó có gần 7 triệu euro cho các mặt hàng tôm đông lạnh, cá tra...

Tiếp tục những chính sách của Metro, chúng tôi đang hướng đến những sản phẩm sạch công nghệ cao. Đây cũng là một trong những cách giúp sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường.

* Được biết, mức đầu tư TCC tại Việt Nam rất cao. Các ông có tự tin với khoản đầu tư này không?

- Chúng tôi rất lạc quan về tương lai của Việt Nam và vì thế, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào đây. Chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Chúng tôi có mặt ở nhiều quốc gia và lãnh thổ trong khu vực như Indonesia, Đài Loan, Pakistan, Campuchia nhưng Việt Nam là nơi được đầu tư nhiều nhất.

Chúng tôi đã có nhà máy sản xuất chai thủy tinh, nhà máy sản xuất giấy và hiện đang xây dựng, mở rộng nhà máy sản xuất đậu phụ Ichiban.

>Nông sản Việt: Tốt vẫn bị "đè"

>Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi

>Nông sản vào EU: Đường rộng nhưng khó đi

>2 mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
ASEAN tạo nhiều cơ hội phát triển cho nông sản Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO