Vì sao Trung Quốc thổi phồng số liệu thương mại?

THỤY KHA| 17/04/2013 08:42

Chưa bao giờ các số liệu do Trung Quốc (TQ) công bố được các nhà phân tích kinh tế tin tưởng.

Vì sao Trung Quốc thổi phồng số liệu thương mại?

Chưa bao giờ các số liệu do Trung Quốc (TQ) công bố được các nhà phân tích kinh tế tin tưởng.

Đọc E-paper

Năm 2012, TQ đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có kim ngạch thương mại số 1 thế giới. Đây là ngôi vị đã được Mỹ nắm giữ suốt từ sau Thế chiến thứ hai tới nay.

Nhưng những con số xuất khẩu của TQ có thật không? Câu hỏi này được đặt ra một lần nữa khi Bắc Kinh đưa ra báo cáo thương mại vào ngày 10/4 với mức tăng trưởng 11,7% trong xuất khẩu và tăng 6% trong nhập khẩu.

"Sự phục hồi trong xuất khẩu là có nhưng mức độ có thể là thấp hơn nhiều so với số liệu chính thức được công bố”, Zhu Haibin, Giám đốc JP Morgan Chase có văn phòng tại TQ, nhận định. Nhiều năm qua, các con số về đầu tư và thương mại của TQ thường nhận được sự nghi ngờ của các nhà phân tích kinh tế phương Tây.

Dẫn các phân tích của chuyên gia, CNBC cho biết, có nhiều lý do để hoài nghi về số liệu này. Trước tiên, các số liệu "không phù hợp" với xuất khẩu của các nước láng giềng như Hàn Quốc, Đài Loan, lần lượt giảm 8,6% và 15,8% trong tháng trước.

Tăng trưởng xuất khẩu của TQ và Hàn Quốc có tương quan rõ ràng, thị trường xuất khẩu chủ chốt của cả hai nước đều là Mỹ và châu Âu. Thứ hai, số liệu không khớp với chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới trong chỉ số quản lý thu mua (PMI) gần đây, theo Zhang.

Chẳng hạn, trong tháng 2, thành phần đơn hàng xuất khẩu mới của chỉ số PMI chính thức của TQ giảm từ 48,5 điểm xuống 47,3 điểm, cho thấy nhu cầu nước ngoài yếu. Cũng có sự khác biệt đáng kể giữa báo cáo xuất nhập khẩu của TQ và Hồng Kông. Vào tháng Hai, Bắc Kinh ghi nhận tăng 35,6% xuất khẩu sang Hồng Kông, trong khi Hồng Kông cho biết nhập khẩu từ TQ giảm 18%.

Vì sao TQ lại sử dụng các con số giả? Một giả thuyết phổ biến là con số xuất khẩu tăng cao đang được sử dụng để thu hút vốn ngầm vào đại lục, có lẽ để đầu tư vào thị trường bất động sản hay để tận dụng lợi thế của đồng nhân dân tệ đang tăng giá.

Theo Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ, việc TQ nổi lên là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới giúp nước này có ảnh hưởng ngày càng tăng, đe dọa phá vỡ những liên minh thương mại trong khu vực, bởi họ đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của nhiều nước.

Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu là một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) đa phương nhằm tự do hóa các nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của TPP đã khiến Trung Quốc có chút lo ngại. Vì vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh đang tìm cách giữ vững ưu thế của một nền thương mại mạnh nhất thế giới.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng, các số liệu có thể bị làm giả khi các thương nhân thường phóng đại số liệu xuất khẩu và giảm nhập khẩu để di chuyển dòng vốn vào trong nước và né tránh các biện pháp kiểm soát vốn.

Trên thực tế, dòng vốn ròng dường như đã rất mạnh trong tháng 1 khi giao dịch ngoại tệ đạt mức cao lịch sử là 4.272 ngàn tỷ USD. Ngoài ra, các công ty giả mạo giao dịch thương mại để lợi dụng chính sách ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao Trung Quốc thổi phồng số liệu thương mại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO