Vì sao ngày 9/9/2009 lại quá đặc biệt?

Nguồn Dân Trí/SGTT/BBC| 10/09/2009 09:41

Mọi người, từ cô dâu và chú rể đến các rạp chiếu phim…, đang đón chào ngày đặc biệt - 9/9/2009 - theo cách riêng của họ.

Vì sao ngày 9/9/2009 lại quá đặc biệt?

Mọi người, từ cô dâu và chú rể đến các rạp chiếu phim…, đang đón chào ngày đặc biệt - 09/09/09 - theo cách riêng của họ.

Tại Florida (Mỹ), ít nhất một văn phòng đăng ký kết hôn đã khuyến mại một đám cưới đặc biệt với 99,99 USD. Một ngày hiếm thấy như 9/9 cũng trở nên có ý nghĩa với các nhà sáng tạo ra chiếc máy nghe nhạc iPod. Hãng Apple đã rời thời điểm ra mắt sản phẩm mới iPod vào thứ 3 truyền thống sang thứ 4 để tận dụng ngày đặc biệt.

Hãng phim Focus Features sẽ ra mắt một bộ phim hoạt hình có tựa đề "9" nói về một con búp bê cũ rách tên 9 vào ngày 9/9.

Ngày 9/9 không chỉ tốt trong lĩnh vực khuyến mãi tiếp thị mà nó còn đại diện cho bộ 3 số đơn lẻ lặp lại cuối cùng trong thập kỷ này. Bộ 3 số lặp lại mới nhất sẽ xuất hiện vào ngày 1/1/2101.

Mặc dù về mặt ngữ nghĩa thì ngày 9/9/2009 không có gì đặc biệt, nhưng một số người lại liên hệ tới lịch sử và ý nghĩa các con số với bộ số này.

Đối với những nền văn hoá coi số 9 là số may mắn thì ngày 09-09 luôn được chào đón, nhưng một số nền văn hoá khác có thể lại xem ngày này là một điềm gở.

Ma thuật toán học

Các nhà thần số học hiện đại tin rằng mỗi một con số từ 1 đến 9 đều mang một ý nghĩa thần bí nào đó và sự kết hợp khác nhau của các con số có thể cho ra những kết quả hữu hình trong cuộc sống, phụ thuộc vào sự kết hợp của chúng.

Là con số cuối cùng trong dãy số có 1 chữ số, số 9 nắm giữ một vị trí đặc biệt. Theo các nhà thần số học, ở mặt tích cực, nó gắn liền với sự khoan dung, lòng trắc ẩn và sự thành công, nhưng ở mặt tiêu cực là tính kiêu ngạo và tự cho mình là đúng.

Mặc dù những ý nghĩa trên thường bị xem là không có thật nhưng các nhà thần số học lại có một người tiền nhiệm rất nổi tiếng để so sánh. Pythagoras, nhà toán học người Hi Lạp và cha đẻ của số, từng nổi tiếng khi phổ biến thần số học trong thời cổ đại.

"Pythagoras đã thúc đẩy nghiên cứu liên quan tới các con số và so sánh mọi thứ với số", Aristoxenus, nhà sử học Hi Lạp cổ đại, viết vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Bị ám ảnh một phần bởi các con số cả về mặt toán học và sự linh thiêng, cũng giống như nhiều nhà toán học trước đó và từ đó tới nay, Pythagoras cho rằng số 9 có nhiều đặc điểm rất riêng.

Khi nhân số 9 với bất kỳ số nào đó từ 1-9 đều cho ra kết quả mà khi cộng hai số với nhau lại được số 9. Ví dụ 9x3=27, 2+7=9.

Khi nhân số 9 với bất kỳ số có 2, 3 hoặc 4 chữ số và tổng của những số này cộng lại cũng cho ra số 9. Ví dụ: 9x62 = 558; 5+5+8=18; 1+8=9.

Ngày 09-09 năm nay là ngày thứ 252 của năm, 2 + 5 +2=9.

Số 9: Yêu và ghét

Trong văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản, số 9 đều có ý nghĩa. Tuy nhiên, những ý nghĩa của số 9 lại đối lập nhau.

Người Trung Quốc coi số 8 là con số may mắn và năm ngoái đã chọn thời điểm 8 giờ ngày 08-08-08 để khai Olympics Bắc Kinh. Điều mà nhiều người có thể không nhận thấy là số 9 đứng thứ 2 trong danh sách những con số may mắn của người Trung Quốc. Họ xem số 9 đi liền với từ sống thọ, vì nó phát âm giống với từ "trường cửu" trong tiếng Trung. (Số 8 đọc giống từ "thịnh vượng").

Về phương diện lịch sử, các hoàng đế cổ đại của Trung Quốc có sự liên hệ chặt chẽ với con số 9 mà dễ nhận thấy nhất là trong lĩnh vực kiến trúc và trang phục của hoàng tộc vốn thường có hình 9 con rồng.

Các triều đại uy quyền cũng tin vào sức mạnh của con số 9 đến nỗi cung điện ở Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh được cho là có 9.999 phòng.

Đối lập với Trung Quốc, các hoàng đế của Nhật Bản không bao giờ mặc bộ trang phục có 9 con rồng. Trong tiếng Nhật, số 9 phát âm giống từ "sự đau khổ", vì thế con số này được coi là rất không may mắn, chỉ sau số 4 có phát âm giống từ "chết chóc".

Nhiều người Nhật thậm chí còn tránh số phòng có số 9 tại các khách sạn hay bệnh viện nếu những người xây dựng toà nhà không loại bỏ số 9 khi kết hợp các con số.

Chọn ngày số đẹp cưới nhau

Hôm nay 9/9/2009, nhiều đôi lứa kéo nhau làm đám cưới vì tin rằng ngày ba số chín 9/9/(20)09 là một trong những ngày tốt lành nhất thế kỷ.

Năm nay Trung Quốc có khoảng 20.000 đôi lứa cưới vào ngày ba số chín. Ảnh: Reuters

Từ đầu tháng tám đã có nhiều đôi lứa đến Phòng đăng ký kết hôn của thủ đô Matxcơva (Nga) nộp đơn xin cưới vào ngày 9/9. Theo số liệu thống kê tính đến cuối tháng tám, trong ngày 9/9 thành phố Matxcơva có khoảng 1.100 đám cưới, một con số thường chỉ đạt được vào những ngày thứ bảy mùa hè, khi thời tiết vào độ đẹp nhất trong năm. Cung Hôn lễ của thành phố, nơi để các đôi lứa làm lễ cưới sau khi nhận giấy kết hôn từ Phòng đăng ký, cũng quá tải nên năm nay thành phố linh động tổ chức lễ cưới ngay tại trụ sở của Phòng đăng ký kết hôn. Mốt tổ chức hôn lễ vào ngày số đẹp bắt đầu hình thành ở Matxcơva từ năm 2007, khi chỉ trong ngày 07/07/2007 thủ đô ghi nhận con số kỷ lục: 1.678 đám cưới. Năm ngoái, vào ngày 08.08.2008, nơi đây cũng có đến 1.593 đôi se duyên.

Vì dân gian Trung Quốc quan niệm số chín là con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu, nên năm nay nước này có khoảng 20.000 đôi lứa cưới vào ngày ba số chín. Việc quá nhiều người đăng ký kết hôn trong ngày 9/9 đã gây tình trạng quá tải ở các phòng đăng ký kết hôn tại Trung Quốc vài tháng trở lại đây, cao điểm là vào tháng tám. Theo nhật báo Bắc Kinh, dịch vụ nộp đơn đăng ký kết hôn qua mạng ở một số địa phương như Bắc Kinh, Quảng Châu từ đầu tháng tám liên tục bị nghẽn mạch, quá tải. Rút kinh nghiệm ngày 8/8/2008 khi có tới 15.000 đôi uyên ương kết hôn, các phòng thủ tục kết hôn ở Trung Quốc năm nay đã quy định cụ thể giờ cấp giấy kết hôn để tránh việc người dân đổ xô đến nơi này cùng lúc, gây ùn tác. Dĩ nhiên, các nhà hàng cũng quá tải vào ngày ba số chín vì các tiệc cưới.

Tại Malaysia, một lễ cưới tập thể dành cho 90 đôi uyên ương được công ty Cititel Penang tổ chức vào 9 giờ sáng ngày hôm nay. Chỉ chi 499 RM (khoảng 140 USD), các đôi lứa cũng được chăm sóc đầy đủ từ trang điểm, làm tóc, hoa cưới, đến tiệc trưa sáu món cho cô dâu chú rể, kèm quay phim chụp ảnh đám cưới, và một đêm khách sạn.

Bên kia Thái Bình Dương, văn phòng mục sư hạt Palm Beach, bang Florida, Mỹ, đưa ra gói dịch vụ cưới giá 99 USD cho ngày 09/09/09. Chi bấy nhiêu tiền, cô dâu chú rểsẽ được nhận giấy đăng ký kết hôn, được tổ chức lễ cưới ở nhà thờ, và được chụp ảnh cưới, trong khi thông thường phải chi đến 150 USD mới được hưởng đầy đủ các dịch vụ này. Mức giá ấy vẫn là đắt, vì ở thành phố Los Angeles của bang California, chuỗi cửa hàng bán lẻ 99 Cents Only đã trang hoàng một khán phòng và tổ chức lễ cưới cho các đôi uyên ương với mức phí chỉ 99 xu.

Với những đôi lứa không kịp cưới vào ngày 09/09/09, vẫn còn một ngày đẹp khác để cưới nhau trong tháng này. Đó là ngày 20/09/2009, một ngày đầu tuần.Hàng nghìn người Trung Quốc đang đua nhau tổ chức đám cưới, tin tưởng rằng ‘ngày đẹp’ 9 tháng 9 năm 2009 sẽ đảm bảo cho sự gắn kết hạnh phúc và bền lâu.

Ngày hôm nay, ‘9/9’, được phát âm gần giống với ‘jiu, jiu’ trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là ‘bền vững’.

Thực tế, con số năm 2009 còn khiến cho ngày này mang ý nghĩa may mắn gấp bội đối với nhiều người Trung Quốc như tường thuật của tờ China Daily.

Vào ngày 8 tháng 8 năm ngoái, một cuộc chạy đua đám cưới cũng đã diễn ra tại Trung Quốc do con số 8 tượng trưng cho sự phát tài. 10 nghìn đôi đã đăng ký kết hôn tại các trụ sở cơ quan dân sự tại Bắc Kinh theo như truyền thông nước này.

Hơn 6000 cặp đôi khác dự kiến sẽ hâm nóng thêm bầu không khí kết hôn tại Thượng Hải, và cũng từng đó đôi đang cố gắng kiếm cho mình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Quảng Châu. Theo báo cáo từ các thành phố lớn khác, có ít nhất 2.000 cặp đôi đăng ký kết hôn vào ngày này.

Một đôi trẻ chụp ảnh cưới tại Thiên An Môn hôm qua 8/9 để chuẩn bị cho ngày đăng ký kết hôn 9/9

Phá vỡ kỷ lục

Các viên chức nước này hy vọng sẽ có nhiều cặp đôi hơn nữa đến đăng ký cho đám cưới tập thể vào hôm thứ Tư này.

Tại Thượng Hải, các viên chức thành phố không hề đặt giới hạn về số lượng người được đăng ký kết hôn, mở ra khả năng một con số kỷ lục sẽ được thiết lập về số lượng người tổ chức đám cưới trong một ngày.

‘Chúng tôi đã tuyển thêm nhân viên nhằm đảm bảo mọi việc sẽ trôi chảy tại các địa điểm đăng ký’, Chu Kỳ Xương người đứng đầu Văn phòng Dân sự Thượng Hải cho hay.Tại Bắc Kinh, cơ chế đặt trước lễ đăng ký đã được áp dụng.

"Thông thường phải mất tới 10 phút để hoàn thiện một quá trình đăng ký, nhưng chúng tôi đã lắp đặt hệ thống này và giờ chỉ mất có 3 phút", theo quan chức phụ trách ban hôn nhân Trương Vệ Vệ.

Vào mùng 8 tháng 8 năm 2008, ngày Olympics Bắc Kinh bắt đầu, một cuộc chạy đua kết hôn đã diễn ra trên toàn Trung Quốc. Theo truyền thống, số 8 được coi là con số may mắn do có sự tương đồng về phát âm với từ ‘phát tài’ trong tiếng Trung.

Vào ngày ‘may mắn’ đó, đã có hơn 7.000 đôi thề nguyện tại Thượng Hải và hơn 3000 cặp khác ở Bắc Kinh.

Các viên chức cho biết họ rất mong chờ việc có thêm nhiều các đám cưới chung vào Năm mới Âm lịch (26/1) và ngày 10 tháng 10 năm tới cũng được dự đoán sẽ rất được người dân ưa thích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao ngày 9/9/2009 lại quá đặc biệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO