Trung Quốc: "Chảy máu" tiền rẻ

18/07/2013 00:42

Trong khi các ngân hàng thương mại Trung Quốc lao đao vì khan hiếm tiền mặt.

Trung Quốc:

Trong khi các ngân hàng thương mại Trung Quốc lao đao vì khan hiếm tiền mặt.

Trong khi căng thẳng tiền mặt ở Trung Quốc tìm thấy những “nạn nhân” trên khắp đất nước – từ hãng đóng tàu tìm kiếm cứu trợ cho đến nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời không thể trả nợ trái phiếu, vẫn có những nơi đồng tiền của Trung Quốc dồi dào và có giá rẻ. Giống như Nigeria.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đang cung cấp cho nước ngoài những khoản vay trị giá hàng tỷ USD với mức lãi suất thấp hơn vài trăm điểm cơ bản so với khoản vay thương mại rẻ nhất ở Trung Quốc.

Đổi lại, họ có được những hợp đồng xây sân bay, đường sá và trung tâm thương mại ở nước ngoài. Các hợp đồng này được thực hiện bởi những công ty nhà nước đang ngập trong nợ nần.

Theo Kevin Gallagher, tác giả của “The Dragon in the Room” – cuốn sách viết về đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ Latinh, phần lớn các nước nhận được khoản vay là những nước có chênh lệch lợi suất trái phiếu ở mức rất cao.

Các lãnh đạo ngân hàng thường tháp tùng lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến thăm trên khắp thế giới, từ Costa Rica cho tới Nga, nhằm thắt chặt quan hệ. Những chuyến đi như vậy cũng giúp đảm bảo nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản cũng như tạo việc làm cho bộ phận doanh nghiệp nhà nước.

Khoản nợ dành cho Mexico

Tháng trước, trong chuyến thăm tới Mỹ Latinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ cho 10 quốc gia Caribe vay 3 tỷ USD. Trong đó, CDB cung cấp khoản vay 900 triệu USD để xây dựng nhà máy lọc dầu ở Costa Rica, đồng thời công ty dầu mỏ của Mexico Petroleos Mexicanos nhận được 1 tỷ USD từ China Eximbank. CDB cũng cung cấp 4,02 tỷ USD cho công ty dầu mỏ trực thuộc nhà nước Venezuela.

Trong vòng 4 tuần kể từ khi lãi suất tái cấp vốn kỳ hạn 7 ngày của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2003, CDB và China Eximbank đã tài trợ 700 triệu USD cho dự án sân bay và tổ hợp bán lẻ ở Sudan; cho công ty dầu mỏ của Nga Rosneft vay 2 tỷ USD; cung cấp nguồn vốn 334 triệu USD cho đường cao tốc ở một nước thuộc vùng Balkan; và cấp khoản tín dụng 100 triệu USD cho một ngân hàng ở Nigeria cùng với 500 triệu USD để xây 4 nhà ga sân bay ở đất nước này.

Trong rất nhiều trường hợp, Trung Quốc cố gắng tìm kiếm nguồn cung năng lượng. Ở Venezuela, Brazil, Ecuador và Nga, các khoản vay của CDB được hoàn trả bằng những thùng dầu xuất về Trung Quốc.

Ở những trường hợp khác, các khoản vay lại đem về công ăn việc làm cho các công ty Trung Quốc. Theo Bộ trưởng thương mại và đầu tư Nigeria, khoản vay của China Eximbank cho nhà ga sân bay tạo ra hợp đồng cho các công ty Trung Quốc. Với mức lãi suất 2% và thời hạn hoàn trả 22 năm, đây gần như khoản cho không. Kể cả China Eximbank cũng không thể vay được số tiền rẻ như vậy trên thị trường trái phiếu.

Trái phiếu chính sách

Trong khi hệ thống ngân hàng thương mại khan hiếm tiền, các ngân hàng chính sách không hề bị ảnh hưởng. Ngày 9/7, CDB bán trái phiếu kỳ hạn 9 tháng với mức lợi suất 4,37% - thấp hơn 163 điểm cơ bản so với lãi suất cho vay 1 năm của NHTW.

Các công ty nhà nước là đối tác của CDB và Eximbank cũng có thể bán trái phiếu với lợi suất thấp. Shandong Hi-Speed Group Co., công ty xây dựng đường cao tốc từ Belgrade đến Montenegro, đã bán 2,5 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lợi suất coupon 4,95%.

Lợi nhuận của công ty này đã lao dốc mạnh và tổng nợ tăng tới hơn 30% trong năm ngoái, lên 160,7 tỷ nhân dân tệ.

Trong khi Moody’s Investors Service Inc. và Standard & Poor’s xếp hạng đầu tư Trung Quốc ở mức cao thứ 4, Nigeria, Serbia và Venezuela đều có xếp hạng thấp nhất. Sudan, đất nước bị chia cách bởi nhiều thập kỷ nội chiến, thậm chí còn không được xếp hạng đầu tư.

Lợi thế ở nước ngoài

Theo Tân Hoa xã, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2015 có thể đạt 550 tỷ USD.

Dòng tiền giá rẻ có thể giúp Trung Quốc mua được nhiều người bạn với những khoản vay và tài trợ từ các ngân hàng trực thuộc nhà nước giúp củng cố mối quan hệ về mặt chính trị. Venezuela đã nhận hơn 40 tỷ USD từ Trung Quốc kể từ năm 2008 đến nay (phần lớn từ CDB và được trả lại bằng dầu mỏ).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: "Chảy máu" tiền rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO