Thời trang xanh

THỤY KHA| 06/07/2013 05:56

Nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới Hennes & Mauritz (Thụy Điển) đang cổ động cho một kế hoạch mới nhằm cắt giảm rác thải trong lĩnh vực thời trang.

Thời trang xanh

Nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới Hennes & Mauritz (Thụy Điển) đang cổ động cho một kế hoạch mới nhằm cắt giảm rác thải trong lĩnh vực thời trang.

Đọc E-paper

Trong chương trình này, khách hàng mang đổi quần áo cũ sẽ được giảm giá tại các cửa hàng của H&M tại 269 địa điểm ở Mỹ cũng như 48 thị trường trên toàn cầu.

Đối với mỗi loại quần áo cũ (bất kể thương hiệu nào) khách hàng mang tới, H&M sẽ tặng một khoản chiết khấu khoảng 8 USD cho mỗi đơn hàng khoảng 35 USD. Riêng tại thị trường Mỹ, H&M cam kết tặng phiếu giảm giá 15%.

Lợi nhuận từ chương trình này được chuyển cho các tổ chức từ thiện hoặc hỗ trợ các ý tưởng về tái chế rác thải. Giám đốc Phát triển bền vững của H&M Henrik Lampa cho biết: "Chúng tôi không muốn quần áo lại trở thành rác thải, mà thay vào đó chúng sẽ trở thành một nguồn tài nguyên". 

Tháng 2 vừa qua, H&M công bố họ sẽ hợp tác với Liên đoàn Bảo tồn Cuộc sống hoang dã Thế giới (World Wildlife Federation) với mục đích nâng cao chất lượng và sự dồi dào của nguồn nước trên toàn cầu. H&M cũng như nhiều thương hiệu thời trang khác đang đi theo xu hướng "xanh hóa".

Trước đó, Levis tung ra các sản phẩm mới có nguyên liệu từ rác thải, chai nhựa... Tám trong số sản phẩm mới của Levis thuộc dòng Levis new Waste Less, có ít nhất 20% thành phần từ nhựa tái chế. Bộ sưu tập mới này của Levis là nỗ lực mới nhằm giảm tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất.

"Chúng tôi muốn xây dựng tính bền vững cho mọi sản phẩm. Chúng tôi không muốn nghe rằng chúng tôi đang hủy hoại cuộc đời của một ai đó hoặc phá hủy hành tinh", ông Michael Kobori, Phó chủ tịch Chuỗi cung ứng bền vững về môi trường và xã hội của Levis, giải thích.

Các nhà sản xuất quần áo khác cũng đang chạy theo xu hướng xanh hóa sản phẩm. Nike và Gap có các chương trình phát triển bền vững trong sản xuất và kinh doanh. Trong khi đó, Patagonia từ lâu đã hỗ trợ các nhà cung cấp một hệ sinh thái nhỏ thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, là nhà sản xuất quần jeans lớn nhất trên thế giới, với doanh thu 4,8 tỷ USD trong năm 2011, nỗ lực của Levis thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ ở châu Âu Marks & Spencer cũng đã bắt đầu chương trình tái chế từ đầu năm 2012.

Hãng phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận Oxfam phát động một chương trình tái chế quần áo trên quy mô lớn, người mua được khuyến khích quyên góp quần áo cũ hoặc ít mặc để đổi lấy quần áo mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thời trang xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO