Thị trường tài chính toàn cầu điên đảo vì Dubai

Nguồn VnExpress| 28/11/2009 07:24

Việc hai công ty hàng đầu Dubai bị các chủ nợ từ chối gia hạn món nợ hàng chục tỷ USD đang làm ảnh hưởng sâu rộng đến nền tài chính toàn cầu.

Thị trường tài chính toàn cầu điên đảo vì Dubai

Việc hai công ty hàng đầu Dubai bị các chủ nợ từ chối gia hạn món nợ hàng chục tỷ USD đang làm ảnh hưởng sâu rộng đến nền tài chính toàn cầu.

Khủng hoảng tài chính khiến hình tượng Dubai giàu có đang bị lung lay. Ảnh: Le Figaro.

Cách đây vài ngày, hai công ty lớn nhất của tiểu vương quốc Dubai là Dubai World và Nakheel đã lên kế hoạch xin hoãn trả nợ do không thể chi trả khoản nợ lên đến 59 tỷ USD do gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Công ty Dubai World cũng đã nhờ tập đoàn kiểm toán toàn cầu Deloitte vào cuộc nhằm cứu vãn tình hình tài chính.

Tuy nhiên các chủ nợ từ chối gia hạn món nợ thêm sáu tháng cho hai công ty này. Sự kiện đã ảnh hưởng không chỉ đến Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, khối vùng Vịnh mà còn nhanh chóng ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới.

Các thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến phiên sụt giảm vào thứ Sáu. Chỉ số chứng khoán Tokyo đóng cửa giảm 3%, trong khi đó Hong Kong giảm 3,45% so với đầu ngày, Thượng Hải cũng bị sụt giảm 1,05%, thị trường Seoul kết thúc với sự lao dốc xuống 3,45%. "Điều mà mọi người lo lắng là hiệu ứng domino có thể xảy ra", một chuyên gia của ngân hàng đầu tư EFG-Hermes cho biết.

Ngay lập tức công ty phân tích tài chính Moody's et Standard & Poor's đã nhanh chóng hạ bậc xếp hạng các công ty quan trọng nhất của Dubai như DP World, công ty con của Dubai World chuyên về điện, nước và công ty bất động sản lớn nhất Emaar Properties.

Theo Le Figaro, cCác chuyên gia tài chính cho rằng nguy cơ "hiệu ứng quả cầu tuyết" hiển hiện rất rõ vì các nền kinh tế lớn trên thế giới đều liên quan đến Dubai. Nếu thị trường Dubai sụp đổ sẽ kéo theo nhiều "ông lớn" khác vì phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tại Dubai đến từ phương Tây.

Trong số những chủ nợ của Dubai World người ta có thể nhận thấy ngân hàng Anh Barclays, Lloyds, Ngân hàng Royal Bank of Scotland, cả những "ông lớn" như BNP Paribas và Credit Suisse. Những ngân hàng châu Âu đã đổ vào đây khoảng 13 tỷ euro. Có thể Dubai sẽ nhận được sự trợ giúp từ phía tiểu vương quốc Abu Dhabi.

Năm 2008, Dubai đã thu hút được 21 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Dubai từng là biểu tượng của sự giàu có, thành công. Họ cũng sở hữu một lượng trái phiếu khổng lồ ở nước ngoài và là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đến Tunisie và tung ra những kế hoạch lớn ở Maghreb, cho dù có những dự án này có nhiều rủi ro. Tuy nhiên việc quá chú trọng đầu tư vào bất động sản đã khiến nền kinh tế Dubai đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời kỳ khủng hoảng tín dụng toàn cầu vào năm ngoái và năm nay.

Dubai cũng là cổ đông của nhiều công ty lớn tại châu Á như Sony, tại Mỹ và Nga nơi mà họ nắm giữ những công ty năng lượng chính yếu. Họ cũng có phần hùn tại châu Âu, nhất là trong tập đoàn EADS, công ty mẹ của Airbus. Nếu các công ty Dubai quyết định tái cấu trúc, chia nhỏ để trả nợ, như lo ngại của một số nhà đầu tư, thì hậu quả có thể xấu cho bảo hiểm và thị trường tài chính.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường tài chính toàn cầu điên đảo vì Dubai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO