Thế giới chống đói nghèo: 1+1=2

HÀ CÚC| 06/06/2013 08:55

Gần 1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực trong 20 năm qua và thế giới đang nỗ lực để đạt thêm một con số như vậy một lần nữa trong 20 năm tới.

Thế giới chống đói nghèo: 1+1=2

Gần 1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực trong 20 năm qua và thế giới đang nỗ lực để đạt thêm một con số như vậy một lần nữa trong 20 năm tới.

Đọc E-paper

Dòng người chờ cứu trợ tại Krugerdorp, Nam Phi

Thế giới đã đạt được tiến bộ phi thường trong nỗ lực thoát nghèo đói. Từ năm 1990 đến năm 2010, số lượng người nghèo giảm một nửa, tương đương với gần 1 tỷ người.

Trong số 7 tỷ người sống trên hành tinh này, hiện có khoảng 1,1 tỷ người đang sống dưới mức cực kỳ nghèo đói theo chuẩn quốc tế là 1,25 USD một ngày. Ngưỡng nghèo của Mỹ là 63 USD/ngày cho một gia đình gồm 4 người.

Ở các nước mới nổi, chuẩn nghèo là 4 USD/ngày. Cuộc sống của những người sống với mức thu nhập dưới 1,25 USD/ngày thực sự khó khăn.

Liên Hiệp Quốc đang đặt ra những mục tiêu mới thay thế Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) sẽ hết hạn vào năm 2015. Theo đó, thế giới sẽ thực hiện nhiều biện pháp để giảm thêm 1 tỷ người trong diện nghèo đói cùng cực vào năm 2030.

Đây là món nợ của thế giới khi một tỷ người này không chỉ thiếu giáo dục, y tế, quần áo, mà còn thiếu những điều kiện cơ bản nhất để duy trì sự tồn tại như thực phẩm, nước uống...

Tỷ lệ nghèo bắt đầu giảm mạnh vào cuối thế kỷ XX chủ yếu là do các nước đang phát triển tăng trưởng, từ tỷ lệ trung bình hằng năm 4,3% trong 1960-2000 đến 6% trong 2000-2010. Đặc biệt, những nước bình đẳng hơn sẽ mang lại kết quả tích cực hơn.

Mức chuẩn nghèo được Ngân hàng Thế giới (WB) điều chỉnh lên thành 1,25 USD một ngày vào năm 2005 so với 1 USD trong năm 1981 sau những diễn biến lạm phát lan rộng trên quy mô toàn cầu.

Tăng trưởng 1% trong thu nhập ở các nước bất bình đẳng nhất chỉ giảm 0,6% nghèo đói, con số này là 4,3% tại những nước bình đẳng cao. Trung Quốc là quốc gia đóng góp tới ba phần tư số người thoát nghèo trên thế giới.

Bùng nổ kinh tế đã tạo cơ hội cho 680 triệu người ở quốc gia đông dân nhất thế giới này thoát nghèo trong 1981-2010, và tỷ lệ cực nghèo giảm từ 84% năm 1980 xuống còn 10% hiện nay.

Tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn để có thêm 1 tỷ người thoát khỏi đói nghèo cùng cực trong vòng 20 năm tới. Bởi vì, hai khu vực đông dân là Ấn Độ và châu Phi không thể áp dụng thành công kinh nghiệm của Trung Quốc.

Tuy nhiên, mục tiêu vẫn có thể đạt được nếu các nước đang phát triển duy trì được tỷ lệ tăng trưởng họ duy trì từ năm 2000; nếu các nước nghèo nhất không bị bỏ lại đằng sau các quốc gia thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn; và bất bình đẳng không mở rộng, thì các quốc gia đang phát triển có thể cắt giảm tỷ lệ đói nghèo cùng cực từ 16% xuống 3% vào năm 2030, tương ứng khoảng 1 tỷ người như mục tiêu đặt ra.

Rất nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả: mạng lưới an sinh xã hội và chương trình chuyển tiền Bolsa Família của Brazil, chương trình trợ cấp nhiên liệu cho tầng lớp trung lưu ở Indonesia và hệ thống đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phương thức hiệu quả nhất chính là tự do hóa thị trường để giúp người nghèo thoát nghèo. Thế giới cần tự do hóa hoạt động thương mại giữa các quốc gia và cả trong nội bộ các quốc gia.

Cả Ấn Độ và châu Phi đều bị cản trở bởi những rào cản thương mại. Rất nhiều nước phương Tây đã đối phó với suy thoái kinh tế bằng cách ràng buộc các thị trường khác, dựng lên các hàng rào bảo hộ mậu dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thế giới chống đói nghèo: 1+1=2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO