Thái Bình Dương - Vùng biển "nóng"

LAM HỒNG| 19/11/2014 07:00

Địa Trung Hải là đại dương của quá khứ, Đại Tây Dương của hiện tại và Thái Bình Dương của tương lai" - nhận định 100 năm trước đây vẫn còn được lặp lại trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành tâm điểm của mọi cạnh tranh.

Thái Bình Dương - Vùng biển

"Địa Trung Hải là đại dương của quá khứ, Đại Tây Dương của hiện tại và Thái Bình Dương của tương lai" - nhận định 100 năm trước đây vẫn còn được lặp lại trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành tâm điểm của mọi cạnh tranh.

Đọc E-paper

Sự hưng thịnh của Thái Bình Dương ghi dấu ấn với thời điểm Nhật Bản "quay trở lại với thế giới" trong vai trò nước chủ nhà Thế vận hội 1964.

Sức mạnh kinh tế của Nhật Bản đã đạt đỉnh điểm 25 năm trước đây, nhưng cũng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh xuyên Thái Bình Dương, mà ngày nay hai đối thủ Mỹ và Trung Quốc (TQ) đang cạnh tranh danh hiệu nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cả ba quốc gia này có hoạt động thương mại mạnh mẽ với nhau và vươn ra những điểm xa xôi nhất của Thái Bình Dương. Dòng chảy thương mại từ năm 1970 qua Thái Bình Dương đến nay đã nhanh hơn nhiều so với qua Đại Tây Dương.

Chẳng hạn, TQ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Chile. Ước tính, trong năm 2010, TQ cho các nước Mỹ Latin vay còn nhiều hơn so với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cộng lại.

Những kết nối như vậy đã tạo ra vành đai phát triển của Thái Bình Dương khi 21 nền kinh tế APEC chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu.

Khu vực này bao gồm không chỉ "nhà máy" của thế giới mà còn là nguồn lực quan trọng nhất của các dịch vụ, công nghệ và đầu tư, và các thị trường tài chính, hàng hóa.

Khu vực cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về sự thịnh vượng. Tầng lớp trung lưu tại châu Á đã tăng gấp bảy lần kể từ đầu thế kỷ XXI.

Cả Mỹ và TQ biết làm thế nào để giữ cho động cơ kinh tế quan trọng này của thế giới vận hành tốt.

Năm 2011, bà Hillary Clinton, sau đó Ngoại trưởng Mỹ, giải thích về chính sách "đổi trục châu Á" của chính phủ Obama: "Một số người coi sự tiến bộ của TQ như một mối đe dọa cho Hoa Kỳ; trong khi một số người TQ lo lắng Mỹ đang tìm cách hạn chế sự tăng trưởng của TQ. Chúng tôi phủ nhận cả hai quan điểm này".

Trước sự chỉ trích của Mỹ nhắm vào hành động lấn lướt của TQ tại Biển Đông, Chủ tịch của TQ Tập Cận Bình trả lời: "Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai nước lớn là TQ và Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, khu vực này đang có dấu hiệu căng thẳng, từ sự cạnh tranh kinh tế giữa các siêu cường, chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên ở Nhật Bản, TQ và các biến động chính trị tại Hồng Kông, Thái Lan, và Triều Tiên.

"Chúng ta đang chứng kiến những thách thức chưa từng có kể từ khi APEC được thành lập vào năm 1989", Alan Bollard, Giám đốc Điều hành APEC, nói. Thực tế, gần đây, căng thẳng đã lan sang các lĩnh vực kinh tế giữa TQ và các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

TQ và Mỹ đều có kế hoạch riêng để biến Thái Bình Dương thành một khu vực thương mại tự do khổng lồ mà cả hai xem như là một thử nghiệm ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Mỹ muốn sử dụng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để tạo thành vòng vây kinh tế đối với TQ. Còn TQ tung tiền để hình thành Khu vực Tự do Thương mại Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).

Fred Bergsten của Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế ở Washington cho rằng, điểm yếu nhất của khu vực Thái Bình Dương là thiếu tổ chức để đảm bảo công bằng.

Một số khác cho rằng đó là chủ nghĩa dân tộc và những tranh chấp trong lịch sử sẽ khiến các nước khó gắn kết lại với nhau trên cơ sở niềm tin.

Phát biểu tại Đại học Queensland, Úc, bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần 8 của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), Tổng thống Mỹ Obama nhận định vấn đề tranh chấp lãnh thổ, trên các hòn đảo hay bãi đá, có thể bùng phát thành nguy cơ đối đầu.

Trong đó, TQ hiện là quốc gia liên quan đến một loạt tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi với các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, ngay cả khi xung đột, chia sẻ lợi ích trong khu vực vẫn có xu hướng chiếm ưu thế. Đông Á là một nơi mà sự thịnh vượng về kinh tế được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Bên cạnh tăng trưởng, sự liên kết của khu vực châu Á-Thái Bình Dương dựa trên ba yếu tố khá mạnh mẽ khác: thương mại, ý tưởng và kết nối.

Mỹ đang trở nên cạnh tranh hơn nhờ cuộc cách mạng năng lượng của nửa thập niên qua khiến một số nền kinh tế châu Á phải phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Mỹ, trong đó có cả TQ.

Các nước nhỏ hơn xung quanh Thái Bình Dương như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải liên kết với nhau để giảm thiểu ảnh hưởng của các cường quốc lớn. Có một dòng chảy liên tục qua Thái Bình Dương đến Thung lũng Silicon và ngược lại.

Thái Bình Dương là nơi chứng kiến sự bùng nổ của internet đã thay đổi các hoạt động kinh tế thế nào. Từ Thung lũng Silicon đến Thượng Hải, các công ty internet lớn nhất thế giới đã phát triển mạnh mẽ.

Bilahari Kausikan, Đại sứ của Singapore, nói: "Điều này không đảm bảo hòa bình. Nhưng các chính phủ tại khu vực này ít nhất có một lợi ích mạnh mẽ để giảm thiểu những hành động có thể làm gián đoạn tăng trưởng".

>10 công ty lớn nhất châu Á Thái Bình Dương
>"Cờ vây" tại Thái Bình Dương
>
Tầng lớp trung lưu mới ở châu Á – Thái Bình Dương
>Phát hiện kho vàng siêu lớn dưới đáy Thái Bình Dương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thái Bình Dương - Vùng biển "nóng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO