Sau vụ nổ súng ở Orlando: Chính trường Mỹ "nổi sóng"

THÁI DUY| 21/06/2016 02:45

Vụ nổ súng ở Orlando được xem là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất nước Mỹ thời hiện đại, và nó cũng đặc biệt tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Sau vụ nổ súng ở Orlando: Chính trường Mỹ

Một tay súng gốc Afghanistan tên Omar Mateen đã tấn công hộp đêm Pulse - một quán bar dành cho người đồng tính ở Orlando, bang California, khiến 49 người chết và 53 người bị thương hôm 12/6.

Đọc E-paper

Đây được xem là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất nước Mỹ thời hiện đại, và nó cũng đặc biệt tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Có thể nói vụ việc đã xuất hiện khá... đúng thời điểm, gần như là "cứu tinh" cho những lý lẽ của ông Donald Trump, đại diện Đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Ngay trước khi vụ việc tại Orlando xảy ra, ông Trump đã gặp vô số sự chỉ trích vì những lời lẽ "phân biệt chủng tộc" dành cho thẩm phán người Mexico Gonzalo Curiel. Ông Trump nói rằng ông Curiel đã thiên vị trong việc thụ lý vụ kiện Đại học Trump lừa đảo, chỉ vì những lời ông Trump đã dành cho dân Mexico trước đây. Tỷ phú Trump cũng khẳng định không cho người đạo Hồi làm thẩm phán nếu ông đắc cử tổng thống.

Trước đây ông Trump đã đưa ra đề xuất cấm tất cả những người đạo Hồi cập bến nước Mỹ. Thế nhưng vụ Curiel là cột mốc khiến Đảng Cộng hòa không thể bảo vệ ông. Nói thế để thấy rằng, một vụ tấn công mang hơi hướng cực đoan của Mateen, người đã thề nguyện trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trước lúc ra tay, một lần nữa khiến nhiều người phải suy nghĩ về lời ông Trump nói, theo hướng hành động đặt lợi ích an ninh của người Mỹ lên hàng đầu.

Trong khi đó ứng viên của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đề cập tới những vấn đề lộ ra sau cuộc thảm sát Orlando: chủ nghĩa khủng bố, quyền của người đồng tính và luật dùng súng. Đây được xem là sự đối lập giữa cách xử lý của hai ứng viên lọt vào "chung kết" cuộc đua vào ghế tổng thống, và việc sử dụng súng vốn là một trong những ưu tiên của Đảng Dân chủ dưới thời ông Obama giờ trở thành tâm điểm.

Ông Trump là người nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA), vì luôn ủng hộ việc mở rộng sở hữu súng cá nhân. Nhà tài phiệt này cho rằng, đáng ra sẽ không có nhiều người chết như vậy nếu họ có súng để tự vệ. Tuy nhiên dưới sức ép của Đảng Cộng hòa, ông Trump hôm 15/6 nói rằng sẽ cùng họp với NRA để tìm giải pháp.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra Omar Mateen trong năm 2013, nhưng sau đó xóa tên người này khỏi danh sách theo dõi khủng bố. Đó là chi tiết bước ngoặt giúp Mateen được quyền mua súng, và dẫn tới thảm kịch.

Có thể thấy ông Trump đã được "cứu" một cách ngoạn mục từ một thảm kịch, nhưng giai đoạn tới đây vẫn sẽ đầy thách thức, khi người ta bắt đầu nói về chính sách nhiều hơn là những phát biểu hùng hồn.

Theo nhận định của truyền thông Mỹ, các cuộc thương lượng với NRA có vẻ không ảnh hưởng nhiều tới việc cấm hay thả lỏng vũ khí, vì phía NRA tỏ ra khá thận trọng trong phát biểu.

Họ cho rằng "nên cấm bán vũ khí cho những người trong danh sách theo dõi của FBI", nghĩa là nếu danh sách ấy hết hiệu lực, mọi chuyện cũng không có vẻ gì khác đi.

>Donald Trump và "cuộc chiến" với Trung Quốc

>Doanh nghiệp Mỹ chọn Hillary Clinton vì Donald Trump quá dở?

>Điều ít biết về "ứng cử viên" đệ nhất phu nhân Mỹ - vợ Donald Trump

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sau vụ nổ súng ở Orlando: Chính trường Mỹ "nổi sóng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO