Quỹ đầu cơ: Châu Á không an toàn

HÀ CÚC (Theo Forbes, WJ, The Economist)| 11/01/2012 09:51

Mặc dù dòng tiền trong hai năm qua đang chảy về châu Á ngày một nhiều, nhưng tương lai mờ mịt của thị trường tài chính thế giới khiến nhiều quỹ đầu cơ cũng buộc phải nói lời chia tay châu Á.

Quỹ đầu cơ: Châu Á không an toàn

Mặc dù dòng tiền trong hai năm qua đang chảy về châu Á ngày một nhiều, nhưng tương lai mờ mịt của thị trường tài chính thế giới khiến nhiều quỹ đầu cơ cũng buộc phải nói lời chia tay châu Á.

Từ năm 2010, trong khi thị trường châu Âu và Mỹ còn mờ mịt thì dòng tiền kéo về châu Á ngày một nhiều. Theo AsiaHedge New Funds, quy mô trung bình của các quỹ đầu cơ (hedge fund) mới tăng lên 119 triệu USD trong năm 2011 so với khoảng 40 triệu USD trong nửa đầu năm 2010, trong khi các quỹ đa chiến lược lần đầu tiên thu hút được nhiều tiền nhất với 1,9 tỷ USD.

Lượng tài sản mà các quỹ mới tại châu Á huy động thêm tăng lên mức cao nhất kể từ đỉnh 5,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2007.

Ngày càng nhiều các hedge fund đang tìm đường quay trở lại châu Á khi các trung tâm tài chính lớn của thế giới như New York, Greenwich và London ngày càng chật vật hơn do khủng hoảng nợ tại châu Âu chưa chấm dứt.

Tuy nhiên, theo nhiều dự báo, các hedge fund của châu Á sẽ thu nhỏ vào năm 2012 sau một năm tăng trưởng trì trệ và phải vật lộn để huy động vốn.

Theo dữ liệu của Eurekahedge Pte, có 123 quỹ tại châu Á đóng cửa trong 10 tháng đầu năm 2011, so với 125 quỹ năm 2010 và kỷ lục là 184 quỹ trong năm 2008 sau khi Lehman Brothers sụp đổ. "2012 sẽ là năm tiêu hao lớn khi hầu hết các quỹ không kiếm được tiền cho các nhà đầu tư", theo nhận định của ông Peter Dougles, quỹ GFIA tại Singapore.

Theo Eurekahedge, các hedge fund châu Á mất trung bình 8,7% trong năm 2011 và đây là năm thứ hai tồi tệ nhất của các quỹ trong khu vực. Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 17% trong cùng thời kỳ trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ dẫn đến một suy thoái toàn cầu.

Dựa trên dữ liệu từ Merrill Lynch, khoảng 80% các quỹ tại châu Á có lợi nhuận đầu tư chưa tới điểm có thể tính phí. Do đó, dòng tiền đang được phân bổ lại và chủ yếu chảy vào các quỹ có quy mô lớn. Có khoảng 18,2 tỷ USD đã đi vào các quỹ lớn hơn kể từ nửa cuối năm 2009.

Xu hướng này khiến nhiều quỹ buộc phải thu hẹp hoặc đóng cửa. Các hedge fund nắm giữ hàng tỷ USD ở châu Á có Dymon Asia Capital tại Singapore. Dymon lên kế hoạch hạn chế quy mô của Quỹ Dymon Asia Macro khoảng 2,5 tỷ USD, sau khi tài sản tăng khoảng 2,1 USD.

Danh sách các quỹ phải thu hẹp hoặc đóng cửa trong năm nay còn có Pacific Fund, Kilometre Capital, Pangu Capital, Greater China... Đối với một số quỹ nhỏ, thì việc thu hẹp hoặc đóng cửa đơn giản là họ không còn đủ chi phí cơ hội để tiếp tục.

Tôi chẳng thấy một sự cải thiện nào, trong khi có quá nhiều bất ổn khiến nhà đầu tư lo ngại...”, Paul Smith, quản lý Quỹ Triple A Partners, nhận định. Quỹ Artradis, kiếm được 2,7 tỷ USD cho các nhà đầu tư vào thời điểm thị trường bập bênh trong năm 2007 và 2008, cho biết sẽ sớm đóng cửa và trả lại tiền cho các nhà đầu tư của Quỹ AB2 và Quỹ Barracuda.

“Tình hình của các quỹ còn khó khăn hơn khi nhiều chính phủ can thiệp vào thị trường tài chính và vốn. Đối với các nhà quản lý nhỏ hơn nó là chỉ đơn giản là một câu hỏi mà họ không thể đủ khả năng các chi phí cơ hội của việc tiếp tục", Paul Smith phân tích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quỹ đầu cơ: Châu Á không an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO