Pixar: Hào quang đã tắt

06/07/2013 01:31

Là sinh viên năm đầu của Trường Đại học Quái vật (dạy chuyên ngành “hù dọa”), Mike Wazowski, trong bộ phim hoạt hình Monsters University do Pixar sản xuất, đã tìm mọi cách để trở thành kẻ đáng sợ nhất trường.

Pixar: Hào quang đã tắt

Giống như câu hỏi của Hiệu trưởng Trường Đại học Quái vật “Nếu anh không đáng sợ thì anh là thứ quái vật gì chứ?” thì có lẽ cũng nên hỏi Pixar một câu: “Nếu không dám phá cách, tạo ra sản phẩm đột phá thì có còn là Pixar của ngày trước?”

Là sinh viên năm đầu của Trường Đại học Quái vật (dạy chuyên ngành “hù dọa”), Mike Wazowski, trong bộ phim hoạt hình Monsters University do Pixar sản xuất, đã tìm mọi cách để trở thành kẻ đáng sợ nhất trường.

Nhưng anh chàng quái vật màu xanh, chỉ một mắt và lùn tịt này lại thiếu một thứ vô cùng quan trọng: vẻ ngoài đáng sợ. Chiêu thức hù dọa của anh chàng này lại quá hiền, chỉ ru ngủ trẻ em thay vì dọa nạt chúng. “Nếu anh không đáng sợ thì anh là thứ quái vật gì chứ?” Hiệu trưởng Trường Đại học Quái vật đã hỏi Mike như thế.

Câu hỏi này rất đúng với tình cảnh của Pixar hiện nay, từng nổi tiếng nhờ những cải tiến mang tính đột phá trong lĩnh vực làm phim hoạt hình.

Quay trở lại năm 1995, khi hãng phim Pixar tung ra bộ phim Toy Story (Câu Chuyện Đồ Chơi), bộ phim hoạt hình vẽ bằng máy tính đầu tiên của công ty và cũng là của thế giới, một số người đã tự hỏi không biết đó là loại phim hoạt hình gì.

Thời đó, Disney là hãng phim đã đặt chuẩn cho kiểu làm phim hoạt hình vẽ bằng tay kể lại những câu chuyện rất quen thuộc với người xem như Nàng Tiên Cá, với nhân vật chính là con người.

Thế nhưng, John Lasster, Giám đốc Sáng tạo của Pixar cùng nhóm cải tiến của ông đã quyết định... nổi loạn. Ông đã sáng tạo ra các câu chuyện rất thông minh về những đồ vật công nghệ tạo hình máy tính (CGI) thời đó có thể làm được như phim A Bug’s Life - tạm dịch Thế Giới Côn Trùng, Finding Nemo - Đi Tìm Nemo và nhiều thể loại khác về tầng lớp công nhân là quái vật như trong phim Monsters, Inc. (Công ty Quái vật). Cách làm của Pixar đã thổi một luồng gió mới vào phim hoạt hình và khiến công ty này nổi như cồn.

Trong suốt 1 thập kỷ, mô típ làm phim 2D lỗi thời tràn ngập những bộ phim hoạt hình từ Bạch Tuyết và Bảy chú lùn cho đến Vua Sư tử đã bị xếp xó, thay vào đó là những thước phim của Pixar và DreamWorks Animation.

Điều quan trọng hơn là đội ngũ John Lasseter đã tạo ra được những bộ phim bom tấn, xứng đáng gọi là những tác phẩm nghệ thuật. Những con người sáng tạo này đã đưa tính người rất chân thực và cảm động vào con robot trong phim Wall-E, con chuột trong phim Ratalouille (Chú Chuột Đầu bếp) và xe hơi trong Vương quốc Xe hơi.

Pixar đã làm nên hơn 10 bộ phim cực hay như phim Up (Vút Bay) của đạo diễn Pete Docte hay Câu chuyện Đồ chơi 3 của Lee Unkrich. Đặc biệt, phim Vút Bay, ra mắt năm 2009, là bộ phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan Phim Cannes 2009, được giới phê bình đánh giá cao với tỉ lệ 98%.

Bộ phim đã mang lại cho Hãng doanh thu 723 triệu USD. Vút Bay còn giành được cả Giải Quả Cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất.

Đáng tiếc là không thời đại hoàng kim nào có thể kéo dài mãi. Kể từ phim Câu chuyện Đồ chơi 3, các phim của Pixar ngày càng mờ nhạt, đi từ chỗ được nhận xét là phim “hay” xuống chỉ còn “khá” như Công chúa Tóc xù cho đến “tệ” như Vương quốc Xe hơi 2.

Có thể những người ái mộ nồng nhiệt các bộ phim do Pixar sản xuất lấy làm khó hiểu và tiếc nuối trước sự trượt dốc này. Tuy nhiên, họ phải thừa nhận hãng phim này đã và đang bước vào giai đoạn đầu tiên của thời kỳ “hậu kiệt tác”.

Phim ảnh là một lĩnh vực kinh doanh; vì thế làm phim cũng là để tìm kiếm lợi nhuận. Năm 2006, hãng phim Disney đã trả 7,4 tỉ USD để mua lại Pixar.

Câu chuyện Đồ chơi 3 đã làm cho khoản đầu tư này xứng đáng khi trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên có doanh thu hơn 1 tỉ USD. Có lẽ vì để đảm bảo thành công, tiền đầu tư làm phim đã được rót vào việc thực hiện các phần tiếp theo của các bộ phim ăn khách trước đó.

Có thể thấy, những bộ phim mang lại doanh thu cao nhất đều là phần tiếp theo của một bộ phim trước đó. Pixar vẫn sản xuất những bộ phim mới như The Good Dinosaur (tạm dịch Chú Khủng long Tốt bụng, sẽ ra mắt vào tháng 5/2014) và Inside Out (ra mắt năm 2015).

Tuy nhiên, không khó để nhận thấy hãng phim này đang chơi một cách an toàn khi cho ra mắt đều đều những bộ phim “ăn theo” phần trước đó như Cars 2, phần sau của Finding Nemo Finding Dory (Đi tìm Dory) và Monsters University (Trường Đại học Quái vật). Rõ ràng, cái mà Pixar đang thiếu là tung ra một bộ phim gây sốc.

Trường Đại học Quái vật là một ví dụ điển hình. Bộ phim này ra mắt, ăn theo bộ phim ăn khách năm 2001 - Công ty Quái vật.

Cách sử dụng màu sắc trong phim tạo cảm giác rùng rợn khi chủ yếu dùng bối cảnh vào ban đêm, nhưng cũng không thiếu yếu tố vui nhộn, gây cười. Những cuộc tranh tài giữa các nhân vật trong phim cũng có điểm cao trào và hài hước. Tuy nhiên, dù thế bộ phim vẫn không thể gọi là một trong những tác phẩm hay nhất của Pixar.

Giờ đây, muốn xem phim hay, khán giả vẫn đến với Pixar. Nhưng nếu muốn xem những tác phẩm nghệ thuật thực sự, thì phải quay về vài năm trước, để xem Wall-E, Vút Bay hay Câu chuyện Đồ chơi 3.

Giống như câu hỏi của Hiệu trưởng Trường Đại học Quái vật “Nếu anh không đáng sợ thì anh là thứ quái vật gì chứ?” thì có lẽ cũng nên hỏi Pixar một câu: “Nếu không dám phá cách, tạo ra sản phẩm đột phá thì có còn là Pixar của ngày trước?”

1995: Câu chuyện đồ chơi 1 phim hoạt hình đầu tiên sử dụng công nghệ tạo hình máy tính CGI

1998: Thế giới Côn trùng

1999: Câu chuyện Đồ chơi 2

2001: Công ty Quái vật

2003: Đi tìm Nemo, bộ phim mang lại doanh thu tới 921 triệu USD toàn thế giới

2004: Gia đình Siêu nhân

2006: Vương quốc Xe hơi

2007: Chú Chuột Đầu bếp

2008: Wall-E

2009: Vút Bay, bộ phim mang lại doanh thu 723 triệu USD toàn cầu

2010: Câu chuyện Đồ chơi 3, bộ phim hoạt hình đầu tiên mang lại doanh thu hơn 1 tỉ USD

2011: Vương quốc Xe hơi 2, bộ phim tồi tệ đầu tiên của Pixar

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Pixar: Hào quang đã tắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO