Olympic 2012 nhìn từ kinh tế nước chủ nhà

MAI VĂN ĐỈNH (Anh quốc)| 27/07/2012 04:55

Hai tuần trước khi ngọn lửa Thế vận hội 2012 cháy bùng 17 ngày đêm thi đấu, Thủ tướng Anh David Cameron giãi bày: “Olympic 2012 không nên xem như trò chơi xa xỉ vào thời điểm biết bao thách thức kinh tế - xã hội. Đây chính là cơ hội “BÁN” nước Anh cho toàn thế giới”.

Olympic 2012 nhìn từ kinh tế nước chủ nhà

Tổng hợp các đánh giá nhiều chiều, bài viết đối chiếu triển vọng Olympic 2012 với thực tại kinh tế Anh. Và trên cơ sở phân tích đối sánh phí - lợi nhuận để tìm câu trả lời thỏa đáng: kinh tế Anh được gì trước và sau Olympic 2012.

E-paper

Toàn cảnh sân vận động Olympic London nhìn từ trên cao

Khác hai Thế vận hội mùa hè 1908 và 1948 diễn ra tại London trước hế chiến I và sau Thế chiến II, Olympic 2012 khai mạc ngày 27/7
với sự tham dự của hơn 10.000 vận động viên ưu tú và quan chức cao cấp chính trị - thể thao toàn cầu, dưới sự chứng kiến 80.000
khán giả.

Nghi thức khai mạc dự kiến dàn dựng công phu, kết hợp vừa kịch tính vừa nghệ thuật cùng “high-tech” nhằm làm sống lại sinh hoạt kinh tế đời thường Vương quốc Anh, từ nuôi trồng - đánh bắt dẫn đến bùng nổ công nghiệp hóa tiên khởi thế giới.

Đó chính là đích nhắm tối hậu mà chính phủ Anh muốn tiếp thị, muốn bán cái gọi là “The Britishness” (hồn tính Anh).

Hai tuần trước khi ngọn lửa Thế vận 2012 cháy bùng 17 ngày đêm thi đấu, Thủ tướng Anh David Cameron giãi bày: “Olympic 2012 không nên xem như trò chơi xa xỉ vào thời điểm biết bao thách thức kinh tế - xã hội. Đây chính là cơ hội “BÁN” nước Anh cho toàn thế giới”.

Từ đó ông Cameron lạc quan dự báo Olympic 2012 sẽ cung ứng 13 tỉ bảng Anh (quy tròn 20 tỉ USD) trong bốn năm tới, đặc biệt chỉ
riêng du lịch - khách sạn - ẩm thực - vận chuyển là 3,45 tỉ USD). Tập đoàn ngân hàng Lloyd còn đưa ra con số lạc quan hơn là 24,75 tỉ USD.

An ninh Olympic 2012: Nỗi lo canh cánh

Có thể khẳng định Olympic 2012 mang màu sắc Hồi giáo rõ nét, kể từ Olympic Amsterdam (Hà Lan) 1928 khi lần đầu Ai Cập đoạt hai huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng.

Với 3.500 vận động viên khối nước theo đạo Hồi - chiếm 35% trên tổng số vận động viên tham dự.

 Đặc biệt hơn là Saudi Arabia - Qatar - Brunei đồng ý gởi vận động viên nữ; cộng thêm 17 ngày thi đấu nằm trọn tháng chay Ramadan vốn chỉ cho phép vận động viên một buổi ăn duy nhất trước bình minh (hạn chế ngay cả uống nước).

Rồi đây toàn cầu sẽ chứng kiến hoạt cảnh khác thường khi nữ vận động viên điền kinh Ibtihaj Muhammed và nữ võ sĩ quyền anh Sadaf Rahini (cả hai thuộc đoàn Mỹ) thi đấu che kín mặt (full hijab) trong khi một số nước Tây Âu nghiêm cấm che mạng khi xuống phố.

Do sắc màu chính trị - tôn giáo, an ninh trở thành điểm nóng phải ứng phó với kinh phí không nhỏ dùng chi trả: 17.000 lính, cộng với 350 lượt cảnh sát và an ninh mỗi ngày (5.950 người) tại các điểm thi đấu. Riêng chi phí cho Công ty G4S trách nhiệm cung ứng 10.400 nhân viên an ninh lên đến 426 triệu USD.

Cũng vì lý do an ninh, phút cuối Ban tổ chức Olympic 2012 hủy bỏ kế hoạch hợp đồng với hải quân Hy Lạp thuê tàu chiến Olympians (từng đánh bại thủy quân đế quốc Ba Tư trong trận hải chiến Salamis vào năm 480 trước Công nguyên) xuôi dòng sông Thames, đến Tower Bridge, dừng lại đưa ngọn lửa thế vận hội vào khán đài Olympic.

Rồi đây sẽ phải hoàn phí tu bổ tàu cho 70 nghệ nhân do hải quân Hy Lạp tuyển dụng, ước khoảng 420.000 USD.

Tổng phí đầu tư Olympic 2012

Tổng kinh phí sơ kết hai tuần trước khai mạc là 9 tỉ USD, gồm các hạng mục chính:

- Phí trình diễn khai mạc và bế mạc: 120 triệu USD (tăng gấp hai so với dự trù ban đầu vì muốn cạnh tranh với Olympic Bắc Kinh 2008).

- Khán đài chính 80.000 chỗ: 730 triệu USD.

- Làng thế vận Olympic Park.

- Phí bồi thường cho hộ dân và doanh nghiệp khi thi công các công trình xây dựng phục vụ Olympic 2012 (hơn 200 doanh nghiệp di chuyển; 25 doanh nghiệp giải thể, tổng cộng 4.750 công nhân viên bị ảnh hưởng, được tái dụng 90% thông qua các công trình
xây dựng tiến hành từ năm 2007.

- Phí đầu tư xây mới hoặc nâng cấp cùng trang thiết bị cho các hiện trường thi đấu.

- Phụ cấp khen thưởng ngoài lương cho công nhân viên tàu điện ngầm (230 USD/người), xe bus (750 USD)

- Chi phí ăn uống cho 10.000 vận động viên và các thiện nguyện viên.

- Điện, khí đốt, nước.

- Phí dịch vụ…

Lợi nhuận ước tính:

Tiễn đoàn thể thao Việt Nam lên đường sang Anh tại sân bay Nội Bài

Thu trực tiếp:

Thông thường Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) ước tính thu trực tiếp gộp Thế vận hội mùa đông Vancouver 2010 và Olympic mùa hè London 2012, tổng cộng là 7.800 triệu USD (so với tổng thu trực tiếp bốn năm trước Turin và Bắc Kinh là 5.500 triệu USD), gồm:

- Giấy phép thu từ các công ty: 139 triệu USD.

- Vé xem Olympic: 1.040 triệu USD.

- Bảo phí từ các tổ chức kinh doanh trong nước: 1.800 triệu USD.

- Bảo phí các tập đoàn xuyên quốc gia: 957 triệu USD (Olympic 2012 có 11 nhà bảo trợ đa quốc gia nhờ quảng bá thu hút sớm trước khi kinh tế Anh và khối Eurozone khủng hoảng nghiêm trọng như hiện nay).

- Phí truyền hình trực tiếp và các loại hình truyền thông phục vụ người xem toàn cầu: 3.900 triệu USD (tăng 40% so với thời kỳ Thế vận hội mùa đông Turin 2006 (Ý) và Bắc Kinh 2008: 2.600 triệu USD). (IOC cung ứng 1,3 tỉ USD cho Olympic 2012 dưới hình thức tiền mặt và hiện vật).

Thu gián tiếp:

- Khách xem quốc tế đến và rời các cửa khẩu Anh quốc; ước định mức như sau: Từ 23/7 đến 12-8: tăng 13% (Riêng ngày khai mạc và bế mạc ước tăng 5%).

- Giữ chỗ máy bay: Ngoài 10.000 vận động viên và quan chức quốc tế, kỳ vọng thu hút 500.000 người xem ngoài nước; Ngày 17/7 đến 16/8, ước tăng 260.000 khách vãng lai nhập cảnh

Ghi nhận: khách Mỹ chiếm tỷ trọng 19%; khối kinh tế BRIC (Brazil, Nga, Ấn, Trung Quốc) tăng 40%.Cá biệt Brazil tăng 83%, do muốn chứng kiến nghi thức trao cờ Olympic cho Brazil đăng cai tổ chức năm 2016.

- Khách sạn: London có 125.000 phòng; cộng thêm 75.000 phòng thuộc cụm khách sạn ven London. Chưa tính 205 phòng khách sạn năm sao Shangri-La tại cao ốc The Shard (cao nhất châu Âu, 310m) mới đưa vào kinh doanh đầu tháng 7.

Ngoài ra, hàng ngàn căn hộ tư nhân được nâng cấp cho thuê giá rẻ hơn khách sạn. Nếu đạt tần suất 45.000 phòng cho khách quốc tế
và 80.000 phòng khách nội địa, xem như Olympic 2012 vượt xa Bắc Kinh (2008) hay Athens (2004).

Chỉ dấu quan ngại

Rước đuốc Olympic dưới sự chứng kiến của nữ hoàng An

Tách bạch thu chi từ Olympic 2012, có khá nhiều chỉ dấu không tốt cho toàn cảnh kinh tế Anh:

- Khách sạn giảm giá do “ế” khách:

Thoạt đầu ban tổ chức Olympic 2012 giữ 40.000 phòng, nhưng một tuần trước khai mạc đã hủy trên 20%;

- Hệ thống khách sạn Radisson Edwardian New Prrovidence Wharf giảm giá phòng từ 594 bảng xuống còn 150-306 bảng;

- Hệ thống khách sạn Airways Hotel Victoria giảm từ 209 bảng còn 114 bảng;

- Hotels.com website giảm giá 25%.

Thậm chí ban tổ chức Olympic 2012 quyết định hủy 500.000 vé đá bóng dự kiến diễn ra tại Glasgow và Cardiff.

Kinh tế vĩ mô Anh quốc không chút sáng sủa

Chính phủ Anh vừa mới công bố GDP dự kiến tăng 0,8% sáu tháng cuối năm. Tiếp theo sẽ tăng 1,6% và 2,6% thời kỳ 2013-2014; trong khi đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phản biện mức tăng sáu tháng cuối 2012 chỉ đạt 0,2%.

Kinh tế Anh cũng đứng trước khủng hoảng về sáng chế. Đầu tư cho sản phẩm mới giảm 36 tỉ USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2011 chỉ được 53,9 tỉ USD; kém xa Mỹ (226,9 tỉ USD) và Trung Quốc (124 tỉ USD), đứng sau cả Singapore (64 tỉ USD).

Tuy nhiên, điểm mạnh của Olympic 2012 là có định hướng khai thác bền vững các công trình xây dựng. Olympic Park đã bán lại toàn bộ cho các tập đoàn địa ốc. Olympic Stadium có vài ba hướng kinh doanh mới, kể cả biến thành vòng đua xe mô hình F1.

Thành công lớn nhất, dài lâu nhất vẫn là chào BÁN và được hàng tỉ người hâm mộ Olympic 2012 sẵn sàng MUA cái gọi là THE BRITISHNESS.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Olympic 2012 nhìn từ kinh tế nước chủ nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO