Nông dân thời biến đổi khí hậu

Nguồn TTO| 10/12/2009 08:03

Câu chuyện của các chuyên gia trên tàu Mekong Eyes của BBC thế giới vụ xoay quanh việc thay đổi cách sống, cách sản xuất cùng những dự án hỗ trợ nông dân đồng bằng sông Cửu Long thời biến đổi khí hậu.

Nông dân thời biến đổi khí hậu

Câu chuyện của các chuyên gia trên tàu Mekong Eyes của BBC thế giới vụ xoay quanh việc thay đổi cách sống, cách sản xuất cùng những dự án hỗ trợ nông dân đồng bằng sông Cửu Long thời biến đổi khí hậu.

Vụ hè thu 2009, mưa kéo dài làm nhiều cánh đồng chìm trong biển nước, người dân phải dầm mình trong mưa, trong nước ngập để cứu lúa. Trong ảnh: gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh, xã Định Thành, Thoại Sơn (An Giang) cho biết chưa bao giờ gặp mưa dầm suốt hơn cả tháng như vụ lúa hè thu vừa qua - Ảnh: Đức Vịnh


* Giáo sư Võ Tòng Xuân (chuyên gia nông nghiệp Việt Nam):

Giáo sư Võ Tòng Xuân - Ảnh: Gia Tiến

Nông dân của chúng ta phải tự sửa đổi thành nông dân thời biến đổi khí hậu. Họ cần thay đổi cách canh tác lúa để nâng cao năng suất, bảo vệ chất lượng đất và môi trường canh tác. Họ đang dùng phân bón không cân đối, quá nhiều phân đạm khiến môi trường tăng thêm khí nitơ, mà khí này độc hại hơn khí CO2 gấp 300 lần.

Nông dân phải học quy trình sản xuất thân thiện: phải kết hợp để vừa sản xuất ra cùng một nhóm hàng chất lượng cao giúp doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi, lại vừa phù hợp quy trình, tiêu chuẩn và chi phí thấp nhất. Nông dân không chỉ cần học cách bón phân không dư đạm mà còn phải biết xử lý rơm rạ để không thải ra khí methane.

Cách làm hay nhất là dùng rơm rạ để chăn nuôi, dùng phân chuồng để làm khí đốt sinh học. Như vậy sẽ không phải đốt rừng và khai thác sản phẩm hóa thạch. Nếu chăn nuôi thì dùng loại thức ăn giàu dinh dưỡng, nhưng không nhất thiết phải dùng thức ăn từ cây lương thực. Có nhiều loại cây trồng dễ kiếm lại không tốn kém như bèo cám, cá ăn được, vịt ăn được mà lại có rất nhiều.

Ngoài ra, nông dân cũng phải thay đổi tập quán tưới nước cho cây. Tưới nước cho ruộng lúa không nhất thiết phải làm ruộng ngập bốn tháng, mà có quy trình lúc nào tưới, lúc nào không nhưng năng suất vẫn cao.

Tôi cũng hoan nghênh việc tăng tiền nước, vì người mình thấy nước rẻ thì xài rất sang và không biết tiết kiệm. Tôi nghĩ các thói quen xấu cho môi trường của người Việt Nam hoàn toàn có thể sửa đổi được. Nếu có luật lệ và thi hành luật lệ nghiêm minh thì mọi việc sẽ khác.

Ông Jeremy Bird - Ảnh: Gia Tiến

* Bà Ruth Mathews (giám đốc dự án của Quỹ thiên nhiên hoang dã - WWF):

Thông điệp của tôi là biến đổi khí hậu đang diễn ra. Thời điểm hiện tại là cơ hội thật sự cho Việt Nam để đưa ra quan điểm mạnh mẽ ở Copenhagen: cố gắng thích nghi và theo đuổi mô hình kinh tế xanh, sạch và tăng chất lượng sống của người dân. Hãy tạo ra các sản phẩm bền vững, sản xuất mà vẫn duy trì chất lượng của nước, không khí, đất. Mỗi người đều có cơ hội tham gia quá trình thích nghi này bởi chúng ta cần có hệ sinh thái khỏe mạnh.

Dự án nâng cao tiêu chuẩn các trang trại cá của chúng tôi nhằm giúp nông dân nuôi cá vừa hiểu cách làm vừa bảo vệ môi trường. Vào mùa xuân 2010 chúng tôi sẽ công bố tiêu chuẩn cuối cùng.

Ông Jeremy Bird - Ảnh: Gia Tiến

* Ông Jeremy Bird (chủ tịch Ủy ban sông Mekong):

Cảm nhận của tôi là con người ở đồng bằng sông Cửu Long đang rất cố gắng để thích nghi với điều kiện mới, dù tình hình bão lũ tăng với mức độ trầm trọng hơn năm này qua năm khác. Nhưng mực nước biển dâng sẽ làm đảo lộn rất lớn lối sống của một cộng đồng. Vì vậy, tôi hi vọng các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tham khảo những cách ứng phó ở nhiều nơi khác nhau và quyết định xem có thể giảm thiểu bằng cách xây đập, kè cao hơn hay trồng rừng đước để bảo vệ đất khỏi bị nhiễm mặn.

Về các con đập trên sông Mekong, tôi nghĩ trong tương lai các bạn sẽ vẫn cần năng lượng từ các nhà máy thủy điện vì chưa có khả năng có được các nguồn năng lượng thay thế. Vấn đề là làm thế nào các công trình này có tính bền vững, phù hợp về quy mô, không ảnh hưởng tới dòng chảy.

Ông James Sales - Ảnh: Gia Tiến

*Ông James Sales (giám đốc dự án “Việt Nam và biến đổi khí hậu” của BBC thế giới vụ):

Tôi thực hiện dự án này vì nhận thấy có sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới Việt Nam và thế giới, một khi đồng bằng sông Cửu Long bị những tác động từ nước biển dâng và tình trạng nóng ấm toàn cầu. Câu chuyện ở Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới - là câu chuyện của toàn cầu. Vì những gì xảy ra ở đây sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới các nước khác.

Tôi không muốn hình dung cảnh tượng của khu vực trong 20-30 năm tới. Tôi chỉ hi vọng chúng ta sẽ cùng nỗ lực để không cho các diễn biến xấu tiếp tục xảy đến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nông dân thời biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO