Những chuyển động đối kháng

LAM HỒNG| 18/02/2014 06:20

Trong khi FED cố gắng thắt chặt hầu bao thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Châu Âu vẫn đang cố tiêu tiền để chống lại bóng đen giảm phát.

Những chuyển động đối kháng

Trong khi FED cố gắng thắt chặt hầu bao thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Châu Âu vẫn đang cố tiêu tiền để chống lại bóng đen giảm phát.

Đọc E-paper

Giới hạn chính sách tiền tệ mà không làm phương hại đến tăng trưởng, tiêu thụ và đầu tư, đó là trọng trách lớn nhất của bà Janet Yellen. Ngày 2/2, bà tuyên thệ nhậm chức, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang (FED) của nền kinh tế số 1 thế giới.

Cùng lúc thị trường chứng khoán Mỹ tuột giá rất mạnh, các thị trường châu Á rồi châu Âu cũng theo nhau sụt giá, nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho FED gây ra những biến động này. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách tiền tệ của FED chỉ là một nửa nguyên nhân một nửa khác là ngân hàng trung ương trong khu vực đồng Euro và Nhật Bản vẫn đang làm theo hướng ngược lại.

Ở Nhật Bản, Chính phủ Shinzo Abe đang nỗ lực để thoát khỏi tình trạng giảm phát đã ám ảnh nền kinh tế trong một thập niên rưỡi qua, một phần thông qua một chương trình mua trái phiếu tương đương với gói QE3 của Mỹ. Nếu Nhật Bản phải đối mặt với bóng đen giảm phát trong quá khứ, thì khu vực đồng euro đang bị đe dọa vì giảm phát.

Số liệu sơ bộ cho thấy, lạm phát giảm xuống 0,7% trong tháng, thấp bằng mức tháng 10 khiến Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất chính sách chủ yếu đến 0,25%. Hội đồng của ngân hàng này phải đối mặt với áp lực nới lỏng chính sách tiền tệ một lần nữa, hoặc thông qua cắt giảm thêm lãi suất.

Tháng 4 năm ngoái, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), bắt đầu tung ra 70 tỷ USD mỗi tháng để mua tài sản, gần bằng mức của gói QE3 Mỹ (85 tỷ USD nhưng hiện đã giảm còn 65 tỷ USD), và thông qua một khoản kích thích kinh tế còn lớn hơn so với quy mô của nền kinh tế Nhật Bản. BOJ được giả định mở rộng gói "nới lỏng định lượng" này.

Cho đến nay, kết quả đã được hứa hẹn. Đồng yên đã bắt đầu giảm giá trong năm 2012 và xuống thấp hơn nữa trong năm 2013, khiến lợi nhuận doanh nghiệp và thị trường chứng khoán tăng điểm. Khấu hao tiền tệ đã đẩy lạm phát lên cao, đạt 1,6% trong tháng 12 (xem biểu đồ). Nhưng lạm phát cơ bản (bao gồm năng lượng và thực phẩm) cũng đã di chuyển vào mức tích cực và đang tăng lên với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1998. BOJ dự kiến đạt được mục tiêu tạo ra lạm phát 2% trong năm nay.

Chính sách nới lỏng tiền tệ của Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã trở nên quan trọng hơn kể từ khi một trong những yếu tố trong chính sách phục hồi kinh tế của ông Abe được thực hiện, chẳng hạn doanh nghiệp dễ sa thải nhân viên hơn, qua đó khuyến khích thuê tuyển. Mặt khác, ông Abe cũng dự kiến tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8 % trong tháng 4 này.

Lần cuối cùng chính phủ Nhật tăng thuế là vào năm 1997, kéo theo đó là tình trạng ốm yếu của nền kinh tế nước này. Lần này chính phủ của ông Abe hy vọng sẽ khác, nhất là khi nền kinh tế sẽ được làm dịu tác động của mức thuế tăng bằng một chương trình kích thích tài chính tạm thời trị giá 5,5 ngàn tỷ yên. Ông Abe cũng dựa vào các công ty lớn để tăng lương vào giữa năm nay.

Tuy nhiên, ông Abe có lý do khác để lo lắng về quyết định tăng thuế tiêu thụ. Tình trạng hỗn loạn tại thị trường mới nổi gợi lên những ký ức của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-98 , khiến xuất khẩu của Nhật Bản ngưng trệ và làm trầm trọng thêm các tác dụng xấu của sự gia tăng tiêu thụ thuế.

Các nhà đầu tư toàn cầu đang tìm nơi ẩn náu tài chính, đồng yên đã bắt đầu đánh giá cao một lần nữa: chỉ số Nikkei 225 đã giảm hơn 4% vào ngày 4/2 , mức giảm đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.

Các quan chức ECB lập luận rằng khu vực đồng euro sẽ không giống Nhật Bản, nhưng thừa nhận có một số điểm tương đồng đáng lo ngại. Khu vực đồng tiền chung này đã chậm đối phó với các ngân hàng yếu ớt.

Sự chậm trễ đã góp phần vào sự khan hiếm tín dụng như ngân hàng, do đó đã cản trở tăng trưởng. Sản lượng trong khu vực đồng euro vẫn thấp hơn trước khủng hoảng vào đầu năm 2008 là 3%. Lạm phát cơ bản trong tháng là 0,8%, chỉ tăng từ mức thấp kỷ lục 0,7% vào cuối năm 2013. ECB hy vọng sẽ đón nhận sự phục hồi cũng vào thời điểm giữa năm nay, được nuôi dưỡng bởi một báo cáo mới đây từ Markit, một công ty nghiên cứu dữ liệu, cho thấy điều kiện sản xuất của khu vực đang được cải thiện tốt nhất kể từ giữa năm 2011.

Chính sách tiền tệ của FED trong hơn 5 năm qua tập trung vào việc tung tiền ra mua tài sản để các ngân hàng có thanh khoản dễ cấp tín dụng cho tư nhân với lãi suất rẻ. Khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi, FED sẽ siết chặt chính sách tiền tệ tránh để xảy ra lạm phát.  Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng các nền kinh tế mới nổi. Dòng tiền nóng từ Mỹ tràn vào các thị trường đầu tư tài chính để kiếm lời nhanh, nay sẽ rút khỏi các thị trường đó.

Trong khi ấy, dù đồng USD có lên giá thì kinh tế Mỹ ngày nay lại ít lệ thuộc hơn vào nhập khẩu nên các nước sống nhờ xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ không có lợi như trước,dù đồng bạc và hàng hóa của họ có trở thành rẻ hơn. Nhóm các nền kinh tế mới nổi hiện có quá nhiều vấn đề nội tại và có thể bị suy trầm kinh tế. Đúng lúc đó thì lại bị những chấn động về tài chính và ngoại hối từ Mỹ nên rất dễ bị khủng hoảng. Đây là chưa kể đến hoàn cảnh cũng đầy bất trắc của kinh tế châu Âu, Nhật và Trung Quốc. Những gì FED, ECB và BOJ đang thực hiện không đồng bộ, biến chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn bị phân kỳ và sự bất trắc ngày càng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những chuyển động đối kháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO