Nguy cơ các nước phát triễn không nhận được viện trợ: Đã nghèo còn mắc eo

LAM HỒNG| 09/06/2009 03:30

Các nước nghèo không chỉ hứng chịu tác động của khủng hoảng kinh tế mà còn có thể phải đương đầu với một khó khăn nghiêm trọng khác: các nước giầu cắt giảm viện trợ. Nhiều khả năng kịch bản này diễn ra, bởi vì các kế hoạch chấn hưng kinh tế đang làm gia tăng thâm thủng ngân sách tại các nước giàu.

Nguy cơ các nước phát triễn không nhận được viện trợ: Đã nghèo còn mắc eo

Các nước nghèo không chỉ hứng chịu tác động của khủng hoảng kinh tế mà còn có thể phải đương đầu với một khó khăn nghiêm trọng khác: các nước giầu cắt giảm viện trợ. Nhiều khả năng kịch bản này diễn ra, bởi vì các kế hoạch chấn hưng kinh tế đang làm gia tăng thâm thủng ngân sách tại các nước giàu.

Người dân Nigeria biểu tình đòi tăng các phần viện trợ từ chính phủ

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ làm cho khoảng 50 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh nghèo khó.

Hai tổ chức này kêu gọi các nước giàu cần phải gia tăng giúp đỡ các nước nghèo nhiều hơn, thực hiện các cam kết mà họ đưa ra tại hội nghị G20 hồi đầu tháng Tư vừa qua. Hội nghị này đã khẳng định lại cam kết tăng viện trợ, giúp đỡ các nước nghèo thực hiện những Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên Hiệp Quốc đề ra.

Thế nhưng, theo ông José Gijon, phụ trách khu vực châu Phi - Trung Đông của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “có nguy cơ là những lời hứa sẽ không được thực hiện nếu cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn”.

Các nước giàu đang chịu áp lực rất lớn về ngân sách do phải tài trợ các biện pháp chấn hưng kinh tế, đáp ứng những yêu sách của người dân nước họ, do vậy các nước này khó có thể duy trì mức viện trợ cho các nước khác.

Theo nghiên cứu gần đây của kinh tế gia Emmanuel Frot, thuộc Học viện Nghiên cứu Chuyển đổi kinh tế Stockholm, Thụy Điển: Sáu quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ, do bị khó khăn kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước, đã giảm trung bình 13% ngân sách dành cho viện trợ công trong năm sau đó.

Trong khi đó, theo Mạng lưới châu Âu theo dõi về nợ và pháp triển, chiều hướng suy giảm viện trợ đã bắt đầu từ cuối năm ngoái. Trước tiên là Ý, giảm tới 56% ngân sách viện trợ công.

Đầu tháng Hai, Ireland cắt 10%, còn Latvia thì ngừng toàn bộ viện trợ cho các nước nghèo. Ngày càng có ít các khoản viện trợ không hoàn lại. Để có thể thu hồi một phần tiền đã chi, các nước giàu chủ trương cung cấp tín dụng. Hậu quả của chính sách này là làm tăng nguy cơ khủng hoảng nợ của các nước nghèo.

Bên cạnh đó, nhiều nước giàu còn tính những khoản xóa nợ như là một phần trong viện trợ cho phát triển. Chẳng hạn, Pháp trước đây cam kết đến năm 2015 vẫn duy trì mức viện trợ công cho phát triển bằng 0,7% tổng thu nhập quốc dân để giúp các nước nghèo thực hiện những Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng, trong năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn 0,47% và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 0,41% và 0,42% trong các năm 2010-2011.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, trước khi có khủng hoảng, các nước giàu đã không tôn trọng những cam kết của họ đối với châu Phi, vậy giờ đây do suy thoái kinh tế, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.

Giáo sư Josept Stiglitz (giải Nobel Kinh tế năm 2001), vừa có bài viết về cách ứng xử của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu.Ông cảnh báo: 200 triệu người sẽ rơi vào cảnh đói nghèo nếu các biện pháp đúng đắn không được thực thi ngay.

Nhiều khả năng năm 2009 là năm tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu kể từ Thế chiến thứ 2, với dự báo của WB kinh tế có thể suy giảm 2%. Thậm chí cả những nước đang phát triển đã có nhiều chính sách đúng (và có những chính sách quản lý, kinh tế vĩ mô tốt hơn cả Mỹ) cũng bị ảnh hưởng.

 Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), ba phần tư các nước bị ảnh hưởng nặng nề của cả đói nghèo và suy thoái kinh tế có rất ít cơ hội để thực hiện các chương trình hỗ trợ xã hội. Do đó, viện trợ nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lấp chỗ trống này bằng cách đóng góp vào việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và bảo vệ người nghèo ở các nước đang phát triển. Chủ tịch WB Robert Zoellick đã đề nghị thành lập một “quỹ hạn chế tổn thương” cho các nước đang phát triển, trong đó mỗi nước giàu sẽ đóng góp 0,7% gói kích thích kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nguy cơ các nước phát triễn không nhận được viện trợ: Đã nghèo còn mắc eo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO