Người Trung Quốc ăn tết như thế nào?

10/02/2010 01:50

Vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Bến tàu, bến xe ở khắp các tỉnh thành Trung Quốc nườm nượp kẻ ra người vào.

Người Trung Quốc ăn tết như thế nào?

Vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Bến tàu, bến xe ở khắp các tỉnh thành Trung Quốc nườm nượp kẻ ra người vào. Lao động ngoại tỉnh ai cũng hy vọng mua đuọc tấm vé về quê ăn Tết cùng gia đình.

Tết con cọp ở Trung Quốc Ảnh: Reuters

Vì cũng giống như đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Trung Quốc. Đi đâu, làm gì thì họ cũng cố gắng có mặt tại nhà đoàn tụ cùng gia đình vào thời khắc giao thừa. Nhưng mong muốn đó không phải lúc nào cũng thực hiện được. Có người do không gom đủ tiền tàu xe. Có người thì do không mua nổi vé.

Đóng "bỉm" đi tàu

Hiện nay Trung Quốc có khoảng 210 triệu lao động ngoại tỉnh. Ngành đường sắt Trung Quốc không thể đáp ứng nổi nhu cầu đi lại của toàn dân trong dịp này. Mười ngày trước giờ tàu chạy, nhà ga mới bắt đầu bán vé. Xếp hàng có tới lượt để mua được vé không lại là vấn đề khác.

Tình trạng này gây ra sự lũng đoạn của chợ đen. Để chắc chắn có vé về đoàn tụ cùng gia đình, người có quan hệ dùng quan hệ, người có tiền thì chấp nhận mua vé đắt có khi vài lần giá chính thức.

Vất vả chờ tàu về quê tại ga Hợp Phì Ảnh: Reuters

Năm nay để hạn chế sự hoành hành của các tay lậu vé, ngành đường sắt Trung Quốc thí điểm bán vé đề đích danh tên hành khách ở một số ga có lượng lao động ngoại tỉnh cao, như Quảng Đông, Hồ Nam, Tứ Xuyên...

Tuy nhiên, người ta cũng đang e ngại điều này sẽ làm rườm rà thủ tục mua vé cũng như thủ tục kiểm vé lên tàu, dẫn đến ùn tắc. Cảnh tượng trên tàu xe Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán, năm nay kéo dài từ 30-1 cho đến 10-3, người ở ngoài khó có thể hình dung nổi.

Tàu xe nào cũng chật ních. Người ken vào nhau, xe có phanh gấp không bám vào đâu cũng không sợ ngã. Ở những tuyến tàu xe đường dài, rất nhiều người chấp nhận nhịn ăn nhịn uống để tránh có nhu cầu đi vệ sinh.

Có nhiều người thậm chí còn đóng “bỉm” (tả giấy) để nhỡ ra thì “giải quyết” tại chỗ. “Chỉ có hai giải pháp ấy thôi. Hoặc là nhịn mọi thứ, hoặc là đóng bỉm.

Vì trên tàu, nhà vệ sinh cũng có người ngồi kín cả" - Chi Yu, một người lao động ngoại tỉnh kể. Năm nay ước tính riêng ngành đường sắt sẽ vận chuyển khoảng 210 triệu lượt người.

Ăn đậu phộng cầu con

Ngoài ra, ngày Tết người Trung Quốc còn ăn một loại bánh nếp phát âm là “niên cao”, ý nghĩa là mỗi năm một cao, như vậy năm mới mọi bề sẽ đều sung túc hơn. Một món khác cũng thường thấy trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc là chân lợn hoặc chân gà. Họ hy vọng như vậy năm mới sẽ “vơ’” được nhiều tiền.

Trung Quốc rộng lớn như vậy nên đương nhiên các món ăn cũng vô cùng phong phú, đặc biệt là món ăn ngày Tết. Nhưng dù là ăn món gì, người Trung Quốc cũng rất chú trọng đến ý nghĩa của nó. Ý nghĩa này thường gắn liền với cách phát âm của từng món ăn. Ví dụ đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, họ sẽ ăn món “jiao zi”. “jiao” tiếng Hán cổ có nghĩa là “giao”.

Có thể nói mê tín là một truyền thống văn hoá của Nguòi Trung Quốc. Họ tránh chữ “tứ” - bốn - vì nó gần với chữ “tử” - chết. Nhà cao tầng hầu như không bao giờ có tầng 4, 14, 24.... Họ đặc biệt thích chữ “bát” - 8 - vì phát âm tiếng Trung quốc từ này gần với chữ “phát” - phát tài, phát lộc.

Trong món ăn cũng vậy. Ngày Tết rất nhiều người không ăn quả lê, vì lê tiếng Hán đọc là “ly” - biệt ly, ly khai, ly dị... Dịp Tết, người ta sẽ bỏ đồng tiền xu hoặc đường mật vào một vài viên “jiao zi”. Họ tin và mong rằng, ai ăn phải viên “jiao zi” có đồng xu người đó năm mới sẽ làm ăn phát tài. Ai ăn phải miếng có đường mật thì dứt khoát năm mới đời sống tình cảm sẽ rất ngọt ngào.

Nếu trong nhà có phụ nữ đang mong sinh con thì chắc chắn họ sẽ làm một viên “jiao zi” có hạt đậu phộng ở trong. Khi luộc thì sẽ không luộc chín hẳn và dành miếng này cho người phụ nữ mong có con. Vì sao lại là hạt đậu phộng? Vì tiếng Hán hạt đậu phộng đọc là “Hua Sheng” - “Sheng” vừa có nghĩa là “sinh”, vừa có nghĩa là “sống”. Ăn trúng miếng có hạt đậu sống sẽ có cơ may đậu thai.

Khổ với pháo

Bé theo cha mẹ chờ tàu về quê ở Hắc Long Giang - Ảnh: Reuters

Cách chơi Tết của người Trung Quốc cũng na ná như cách chơi Tết của người Việt ta. Những ngày đại lễ này thực sự bắt đầu vào ngày 30 Tết. Cả gia đình quây quần bên nhau cùng nhau chuẩn bị bữa cơm tất niên, cùng nhau rước năm cũ đi và đón năm mới về.

Đêm 30, hầu như toàn dân Trung Quốc háo hức xem chương trình truyền hình Tết đặc biệt. Họ coi đó như là “bữa đại tiệc tinh thần”. Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng là lúc bầu trời Trung Quốc rực sáng và không gian chợt râm ran tiếng pháo Tết. Trung Quốc cũng đã từng cấm đốt pháo hơn chục năm. Nhưng từ vài ba năm trở lại đây, do kinh tế phát triển vượt bực và dưới áp lực của người dân muốn quay về với những truyền thống văn hoá cổ xưa, chính quyền Trung Quốc đã quyết định cho đốt pháo trở lại.

Và như để bù lại những năm trước ăn Tết trong yên lặng, bây giờ gần đến Tết là các gia đình nô nức đi mua pháo. Họ tích trữ thùng lớn thùng nhỏ để đốt liên tục từ lúc giao thừa cho đến hết ngày rằm tháng giêng. “Vài ba ngày đầu nghe tiếng pháo Tết thấy rất vui. Nhưng sau đó thì chỉ mong có chỗ để trốn vì họ đốt xuốt đêm không thể nào ngủ được. Nhưng mà trốn đi đâu được? Khắp Trung Quốc đều như vậy mà” - chị Marie, một người Pháp sống ở Bắc Kinh, vừa cười vừa nói.

Tết tinh khôi áo mới

Người Trung Quốc không có tục lệ xông nhà. Trước kia họ cũng có lệ đi chúc Tết rồng rắn hết Người Trung Quốc tin rằng năm tuổi là năm không may mắn cho thân chủ. Để xua đuổi tà ma, những người đón năm mới vào năm tuổi của mình sẽ mặc quần áo lót màu đỏ, đi tất màu đỏ, ̣đeo dây lưng màu đỏ.

“Bởi vì chúng tôi tin rằng ma quỷ sợ màu đỏ”, chị Gu Tian giải thích. “Cũng như vậy, chúng tôi tin rằng các thần thánh kỵ các đồ kim loại nhọn. Vì vậy theo truyền thống cổ xưa là phụ nữ không phải làm việc, không sờ đến kim chỉ trong suốt tháng giêng".

Phần lớn các gia đình Trung Quốc ở nông thôn và ở các thành phố nhỏ vẫn giữ truyền thống từ rất lâu đời. “Quê tôi ở Tây An, nơi nổi tiếng trên toàn thế giới với đội quân bất tử của Tần Thủy Hoàng. Tuy là bây giờ điều kiện sống sung túc hơn xưa rất nhiều, trẻ em được mua quần áo mới quanh năm, nhưng mấy ngày Tết bố mẹ vẫn mặc cho quần áo mới tinh chưa mặc lần nào” - chị Gu Tian, một giảng viên ngôn ngữ, tiết lộ.

nhà này đến nhà khác như ta. Nhưng ngày nay ở các thành phố lớn, chúc Tết thời hiện đại cũng đơn giản hoá rất nhiều. Hoạt động chính của dân thành thị Trung Quốc trong những ngày Tết, ngoại trừ trẻ em ra, là đánh bài tú lơ khơ và chơi mạt chược.

Tuy vậy, đi Hội chợ Tết vẫn được toàn dân hưởng ứng. Hội chợ Tết thường diễn ra ở những công viên lớn của các thành phố. Ở đó người ta có thể xem những tiết mục văn hoá văn nghệ dân gian, ăn những món ăn cổ truyền độc đáo mà giờ đây không thể tìm thấy trong các quán ăn nữa.

Còn một nét văn hoá nữa rất riêng có lẽ chỉ ở Trung Quốc mới được bảo tồn lâu như vậy: dán câu đối ngày Tết. Gần đến Tết là họ phải đi tìm một nhà nho nổi tiếng để nhờ viết câu đối sao cho phù hợp với nguyện vọng của toàn thể gia đình. Ngoài ra, nếu bạn đến một gia đình TQ vào dịp Tết, bạn thể nào cũng sẽ thấy một chữ “PHÚC” to, đỏ chót dán ngược trên cửa ra vào. Đừng tưởng họ dán nhầm. Đây chẳng qua lại là một trò chơi chữ nữa của người Trung Quốc. Chữ “phúc ngược” khi phát âm bằng tiếng Hán nghe giống như là “phúc tới”. Đơn giản là như vậy thôi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Người Trung Quốc ăn tết như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO