Năng lượng Mặt trời: Động lực mới của thế giới

LAM HỒNG| 27/04/2016 05:06

Năng lượng Mặt trời (NLMT) đang tái định hình ngành công nghiệp năng lượng tại các nước đang phát triển.

Năng lượng Mặt trời: Động lực mới của thế giới

Năng lượng Mặt trời (NLMT) đang tái định hình ngành công nghiệp năng lượng tại các nước đang phát triển.

Đọc E-paper

Công viên NLMT 160 megawatt (MW) dự kiến sẽ mở vào mùa Hè này, sẽ đánh dấu sự nỗ lực của Jordan để giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, tạo ra 96% năng lượng của năm ngoái và chi phí khoảng 10% GDP.

Nước này tăng cường sử dụng NLMT sau khi Ai Cập tạm thời cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trong phong trào Mùa Xuân Ả Rập năm 2011. Các bước đi thận trọng của Jordan còn nhạt nhòa so với sự phát triển NLMT tại một số quốc gia khác, nhưng nó minh họa cho sức hấp dẫn của công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

>>Qatar: Trữ lượng khí đốt đủ khai thác trong vòng 138 năm

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thị trường NLMT phá vỡ nhiều kỷ lục và đạt tốc độ tăng trưởng thêm 25% trong năm 2015. Cột mốc sản xuất 200 tỷ watt điện NLMT đã được vượt qua và hướng tới con số 227 tỷ watt. Đáng chú ý, tại các nước đang phát triển, NLMT đang phát triển mạnh. Một số quốc gia như Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp hào phóng cho phát triển NLMT. Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường NLMT với tổng sản lượng điện năng được sản xuất là 43,6 tỷ watt, tiếp ngay sau đó là Đức với 39,7 tỷ watt.

Năm ngoái, các quốc gia châu Á cũng tăng thêm hơn 15,1 tỷ watt điện từ NLMT. Năm 2015, Trung Quốc qua mặt Đức để trở thành nhà sản xuất NLMT lớn nhất, do được hưởng lợi từ quy mô sản xuất lớn và chính sách phát triển năng lượng sạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn.

NLMT chiếm khoảng 3% của hỗn hợp điện của Trung Quốc nhưng nước này hiện đang xây dựng nhà máy lớn 12GW trong sa mạc Gobi (1 GW tương đương với năng lượng sản sinh bởi một nhà máy điện bằng khí đốt cỡ lớn hoặc năng lượng hạt nhân). Công suất của nhà máy này đã bằng một phần ba so với mức kỷ lục Mỹ sản xuất NLMT cho cả năm.

Ấn Độ quyết tâm để theo kịp người láng giềng Trung Quốc với mục tiêu tăng gấp 20 lần công suất NLMT vào năm 2022, đạt 100GW. Công ty Tư vấn KPMG dự kiến tỷ lệ NLMT trong hỗn hợp năng lượng của Ấn Độ sẽ tăng lên 12,5% vào năm 2025, từ mức dưới 1% hiện nay. KPMG cũng dự báo NLMT tại Ấn Độ sẽ rẻ hơn so với than đá vào năm 2020. 

Ở các nước khác, NLMT đang trở nên cạnh tranh ngay cả khi không được hỗ trợ tài chính, đặc biệt khi chi phí phát triển NLMT ngày càng giảm. Chẳng hạn, tháng 11/2014, Dubai trao một dự án xây dựng nhà máy NLMT 200MW với giá 60 USD/MWh. Enel Green Power Italia (EGP) cũng đang thu hút sự chú ý khi công ty này thắng thầu cung cấp điện từ pin NLMT cho Peru trong 20 năm với giá dưới 48USD/MWh.

Chỉ hơn một tháng sau đó, Mexico trao một hợp đồng tương tự phát triển điện NLMT ở bang miền bắc khô cằn của Coahuila ở mức giá khoảng 40USD/MWh. Bloomberg New Energy Finance (BNEF) gọi đó là "hợp đồng NLMT giá thấp nhất từng thấy". Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, các yếu tố chính đằng sau mức giá cạnh tranh của NLMT là sự giảm giá tới 80% của tấm pin Mặt trời từ năm 2010.

Theo IHS Technology, thị trường tấm pin NLMT thế giới được dự báo sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2016, do nhu cầu tăng mạnh và do các chính sách hỗ trợ NLMT của các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ bị giảm dần khi chính sách hỗ trợ cho NLMT của Mỹ và Trung Quốc kết thúc vào năm tới. IHS dự báo các nhà sản xuất sẽ xuất xưởng lượng tấm pin Mặt trời tương đương khoảng 16,82GW trong quý đầu năm 2017 và khoảng 17,73GW trong quý tiếp theo.

>>Pin năng lượng TQ trước nguy cơ bị Mỹ phạt thuế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năng lượng Mặt trời: Động lực mới của thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO