Myanmar: Hội nhập đồng Kyat

HÀ CÚC| 25/03/2016 07:00

Myanmar có bốn tỷ giá tiền tệ, không có xếp hạng tín dụng và chưa có giao dịch chứng khoán. Đó là "di sản kinh tế” mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi "thừa hưởng" khi kiểm soát Quốc hội vào ngày 1/2.

Myanmar: Hội nhập đồng Kyat

Myanmar có bốn tỷ giá tiền tệ, không có xếp hạng tín dụng và chưa có giao dịch chứng khoán. Đó là "di sản kinh tế” mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi "thừa hưởng" khi kiểm soát Quốc hội vào ngày 1/2. 

Đọc E-paper

Sau năm thập niên bị cô lập với thế giới, chính phủ của bà sẽ cần phải vật lộn với đống hỗn độn này. Nhưng các nhà đầu tư vẫn nhìn thấy tiềm năng của một thị trường 56 triệu dân này với nguồn tài nguyên lớn nhất nhì châu Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, Myanmar có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 8,4% trong năm 2016.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Myanmar đang chạy đua xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính để đón đầu làn sóng đầu tư và thương mại nước ngoài. Ngân hàng trung ương nước này cấp giấy phép cho 9 tổ chức tài chính nước ngoài trong tháng 10 năm ngoái, trong đó có Australia & New Zealand Banking Group và Ngân hàng Công thương Trung Quốc. Đồng thời, cũng đã công bố kế hoạch cấp  giấy phép vòng hai trong năm nay.

Đồng kyat, đã được chốt vào giỏ quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho nhiều chính quyền quân sự trong nhiều thập kỷ. Tỷ giá chính thức được thiết lập vào khoảng 6,4 kyat/USD đã làm cho nó được định giá cao hơn 100 lần so với giá cả trên thị trường chợ đen. Sau khi Myanmar bắt đầu chuyển hướng sang dân sự, ngân hàng trung ương nước này trong năm 2012 thả nổi tiền tệ, bước đầu thiết lập tỷ lệ hằng ngày với tỷ giá 818 kyat/ 1 USD.

Theo cơ chế mới, các ngân hàng thương mại ở Myanmar sẽ chào giá tới Ngân hàng Trung ương vào mỗi buổi sáng, qua đó Ngân hàng Trung ương tính toán mức tỷ giá phù hợp và công bố hằng ngày. Các tổ chức tài chính sau đó sẽ được mua và bán ngoại tệ theo biên độ hẹp +-0,8% so với tỷ giá tham chiếu.

Các ngân hàng thương mại cũng có những tỷ giá cạnh tranh không chính thức hay gọi là tỷ giá chợ đen, hiện chiếm phần lớn các giao dịch tiền tệ tại Myanmar. Mục đích cuối cùng của ngân hàng trung ương là hợp nhất thị trường tỷ giá và xóa bỏ dần các giao dịch chợ đen.

Năm ngoái, ngân hàng trung ương đã bắt đầu hạ tỷ giá chính thức một cách chậm dãi. "Tỷ giá chính thức và phi chính thức bây giờ không khác nhau nhiều lắm" Win Thaw, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar, người đứng đầu Vụ Tiền tệ, nói.

Sự cai trị của quân đội trong nhiều thập kỷ biến Myanmar trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á. Khi đất nước này thoát khỏi cô lập kinh tế, sẽ cần 80 tỷ USD để xây dựng lại hệ thống hạ tầng điện, giao thông, và các dự án công nghệ đến năm 2030 để hiện đại hóa nền kinh tế, Chính phủ nước này chỉ định Citigroup và Standard Chartered năm ngoái như các cố vấn xếp hạng tín dụng của mình.

Sau vô số sự trì hoãn, Myanmar mở thị trường chứng khoán tại Yangon trong tháng 12 năm ngoái. Sáu công ty đã được chọn vào danh sách niêm yết, trong đó có hai ngân hàng, theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái của Myanmar.

Nhà đầu tư nước ngoài chưa được giao dịch trong thời gian đầu vì lo ngại thất bại như các sàn chứng khoán của hai nước láng giềng là Campuchia và Lào. Những người lạc quan cho rằng thị trường Myanmar có cơ hội thành công cao hơn, GDP 66 tỷ USD, cao gấp hơn ba lần so với Campuchia hay Lào.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar cũng tăng mạnh, lên hơn 8 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa qua.  Các nhà kinh tế độc lập đã ước tính dự trữ ngoại hối của Myanmar vào khoảng 2 tỷ tới 7 tỷ USD. Chính phủ Myanmar đang cân nhắc các kế hoạch cho phép ngân hàng nước ngoài được hoạt động.

Hiện nay 16 ngân hàng nước ngoài đã có đại diện ở Myanmar, nhưng hoạt động tương đối hạn chế. Nội các Myanmar đang xem xét các dự thảo quy định cho phép Ngân hàng Trung ương giữ vai trò độc lập hơn, do cơ cấu hiện tại "chưa đủ để có thể làm được nhiều hơn đối với chính sách tiền tệ”.

Ngân hàng Nhà nước Myanmar đang hợp tác chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương Thái Lan, và các tổ chức khác nhằm cải thiện năng lực kỹ thuật và khả năng theo dõi các dòng vốn, trong đó nhà chức trách thu thập báo cáo hằng ngày từ tất cả mọi ngân hàng địa phương.

Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF, mới đây đã ca ngợi chính sách cải cách toàn diện cơ chế tỷ giá của Myanmar. Bà cũng cho biết trong một cuộc họp báo là IMF đã và đang hợp tác với các cơ quan quản lý tiền tệ của Myanmar trong vấn đề cải cách cơ chế quản lý ngoại hối.

>PBoC: Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

>Năm 2016, tiền tệ châu Á sẽ mất giá mạnh vì Trung Quốc?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Myanmar: Hội nhập đồng Kyat
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO