MITI-V - "công xưởng" mới của thế giới?

VIẾT ĐỈNH/DNSGCT| 11/03/2017 09:59

Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc đang mở ra không gian sản xuất tương tự cho các nước khác, trong đó có Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam - gọi tắt là MITI-V.

MITI-V -

Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc đang mở ra không gian sản xuất tương tự cho các nước khác, trong đó có Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam - gọi tắt là MITI-V.

Đọc E-paper

Diplomat nhận định, rất có thể các nền kinh tế này sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành "công xưởng" mới của thế giới.

Vào năm 1980, kinh tế Trung Quốc xếp vị trí thứ 9 và 12 năm sau vượt lên đứng thứ hai sau khi quốc gia này nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất với công nghệ trung bình sang nền kinh tế sản xuất với công nghệ cao cùng chi phí lao động thấp.

Trung Quốc cùng Mỹ và Đức hiện đang nằm trong nhóm 15 quốc gia có ngành sản xuất cạnh tranh mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát các CEO trong lĩnh vực công nghiệp, trong 5 năm tới MITI-V sẽ gia nhập hàng ngũ này.

Sản xuất hàng hóa ở Trung Quốc hiện nay có mức chi phí rẻ hơn Mỹ chỉ khoảng 4%, nguyên nhân chủ yếu do giá nhân công của nước này đã tăng 80% kể từ năm 2010. Ứng phó với tình trạng trên, chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ hàng tỷ USD để chuyển nền sản xuất giá trị trung bình sang nền sản xuất giá trị cao hơn.

Tiến sĩ Jing Bing Zhang - Giám đốc nghiên cứu của IDC Robotics toàn cầu, cho rằng Trung Quốc rất cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phức tạp. Họ có kỹ năng và có thể duy trì sản phẩm chất lượng cao như điện thoại thông minh, chất bán dẫn, robot, thiết bị sản xuất tiên tiến và thậm chí tham gia lĩnh vực hàng không. Ông Zhang cho biết thêm, khi giá trị sản xuất của Trung Quốc cao lên, tiền lương lao động tăng, sản xuất chi phí thấp đang chuyển dần từ đây sang các nước khác.

Các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất đã chỉ ra các yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh trong nền sản xuất chi phí thấp: dân số trẻ, chi phí lao động thấp, môi trường chính sách thuận lợi, cơ sở hạ tầng chất lượng tốt, có nguồn lao động kỹ sư, mức lương tối thiểu được người lao động chấp nhận, kinh tế có tăng trưởng và một thị trường tiêu dùng lớn.

>>Từ “giấc mơ Mỹ” đến “giấc mơ Ấn Độ”

Mỗi nền kinh tế đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng Ấn Độ có nhiều tiềm năng nhất để trở thành trung tâm tiếp theo cho nền sản xuất chi phí thấp. Ấn Độ cũng sẽ trở thành trung tâm lắp ráp thiết bị điện tử tiếp theo sau Trung Quốc. 

Điểm mạnh của Ấn Độ là có nguồn lao động trình độ hỗn hợp – vừa có lao động trình độ cao vừa có lao động phổ thông; đồng thời cũng là một thị trường tiêu dùng tiềm năng với dân số 1,2 tỷ người. Mặc dù dân số phần lớn là nghèo nhưng thu nhập của người dân nước này đang trên đà tăng. Ấn Độ có một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học được giáo dục bài bản, là lợi thế so sánh nổi trội so với các quốc gia khác trong MITI-V. Năm 2015, nước này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Mặc dù có rất nhiều mặt tích cực nhưng Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Để có một cơ sở sản xuất phát triển, người lao động ít nhất cũng phải biết đọc và viết để vận hành máy móc. Đây là điểm yếu của Ấn Độ khi họ đứng thứ 105 thế giới về tỷ lệ biết chữ. Theo số liệu thống kê trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2015 của Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất trong các quốc gia MITI-V.

Một kỹ sư cao cấp của BSH Hausgerate GmbH – nhà sản xuất đồ gia dụng lớn nhất châu Âu, đồng thời cũng là nhà đầu tư lớn tại châu Á với nhiều kinh nghiệm làm ăn tại Trung Quốc – cho biết Ấn Độ sẽ là trung tâm sản xuất của thế giới trong tương lai. Dù hạ tầng cơ sở không tốt nhưng quốc gia này có dân số đông, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, có thể thấy các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều có những lợi thế riêng và cũng có một số điểm mạnh như Ấn Độ.

“Không có rủi ro” là bình luận của Tiến sĩ Carlo Bonura thuộc Đại học Oxford khi đề cập đến các quốc gia Đông Nam Á thuộc MITI-V.

Được biết, Thái Lan và Malaysia hiện đang tập trung vào nền sản xuất với công nghệ cao và trung bình hơn là nền sản xuất với chi phí thấp.

Thái Lan được biết là một quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, thực phẩm và công nghiệp hóa chất, trong khi Malaysia cũng có thế mạnh trong ngành công nghiệp chế biến cao su, máy móc thiết bị và cả công nghiệp hóa chất. Chính những yếu tố trên đã đem lại sự thịnh vượng cho Malaysia và Thái Lan để trở thành những nước có nền kinh tế đứng đầu trong MITI-V.

Đối với Việt Nam, kỹ sư cao cấp của BSH Hausgerate GmbH cho biết đã nghe thông tin từ rất nhiều công ty lớn rằng họ đang dịch chuyển sang Việt Nam, nơi có chi phí nhân công chỉ bằng một nửa Trung Quốc, cùng môi trường chính trị ổn định. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng tốt hơn so với Indonesia và lợi thế gần Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc cũng đang chuyển dịch sang Việt Nam.

Hiện nay có một điều đe dọa đối với tất cả các nước MITI-V về một nền sản xuất với chi phí thấp, đó là công nghệ robot. Với việc robot ngày càng tinh vi hơn, các nhà phân tích dự báo công nghệ này sẽ thay thế lao động con người trong tương lai.

Cho đến năm 2014, tỷ lệ sử dụng robot trong các ngành sản xuất vẫn rất thấp. Số liệu chung trên toàn cầu chỉ khoảng 66 robot/10.000 nhân viên, trong đó ở Trung Quốc là 36, Thái Lan là 57 và Ấn Độ gần như bằng 0.

>>Robot làm gia tăng nạn thất nghiệp?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
MITI-V - "công xưởng" mới của thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO