Hàn Quốc: "Cuộc chiến" của các bà mẹ độc thân

02/03/2010 00:18

Tại Hàn Quốc, nhiều phụ nữ sống theo trào lưu "người mẹ độc thân", một mình nuôi con đã gặp nhiều khó khăn đến từ gia đình và xã hội.

Hàn Quốc:

Trong suốt những năm đại học, Chang Ji-young từng mơ ước trở thành một mẹ độc thân để phản đối những phán xét thiếu công bằng với họ. Nhưng vài năm trước đây, cựu tư vấn kinh doanh 34 tuổi mang thai, cô bắt đầu nghĩ đến việc kết hôn, nhưng bạn trai cô không muốn. Cha mẹ và anh cô đã thuyết phục phá thai hoặc cho bé làm con nuôi, nhưng cô phản đối, và gia đình đã quay lưng lại với hai mẹ con cô.

Hàn Quốc: cuộc chiến của các bà mẹ độc thân

Cô vẫn tự tin về tương lai vì cô có 10 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài và thông thạo tiếng Anh. Cô nói: “Đối mặt với thực tế là một điều hoàn toàn khác. Tôi cảm thấy nản lòng khi sự mong đợi của tôi tan vỡ. Trong một cuộc phỏng vấn tìm việc, họ hỏi tại sao tôi nuôi con một mình và ai là cha đứa bé. Trong xã hội Hàn Quốc, khó tránh những câu hỏi này dù đây là những vấn đề riêng tư. Rồi hồ sơ của tôi bị loại”.

Chang là một trong những bà mẹ độc thân Hàn Quốc phải đối mặt với cuộc sống nghèo khó thiếu thốn và bị chê cười sau khi quyết định nuôi con một mình. Theo bộ Y tế - phúc lợi - gia đình Hàn Quốc, hàng năm khoảng 6.000 - 10.000 trẻ em được sinh ngoài giá thú, chiếm 1,6% của tổng số trẻ em được sinh ra. Theo báo cáo của viện phát triển phụ nữ Hàn Quốc, lo ngại những khó khăn về tài chính và xã hội, 96% thai phụ chưa kết hôn đã phá thai. Những người quyết định sinh con, 70% cho con làm con nuôi. Trong khi đó, tại Mỹ, chỉ có 1% phụ nữ chưa kết hôn nhận con nuôi.

“Phụ nữ độc thân mang thai, tuyệt vọng khi tìm kiếm sự giúp đỡ, liên hệ với các cơ quan nhận con nuôi. Nhưng họ thuyết phục các bà mẹ cho con làm con nuôi hơn là khuyến khích họ nuôi con. Nhưng vì chẳng chắc chắn được tương lai sẽ thế nào, họ đồng ý cho con nuôi”, một bà mẹ độc thân hiện là tổng giám đốc hiệp hội gia đình và các bà mẹ độc thân Hàn Quốc nói.

1.250 trẻ em trong số 2.556 trẻ sơ sinh (của phụ nữ Hàn Quốc chưa kết hôn) năm 2008 được người nước ngoài nhận nuôi, theo số liệu của bộ y tế nước này. Từ năm 1958, Hàn Quốc đã cho hơn 200.000 trẻ làm con nuôi ở nước ngoài. Khi nói đến dịch vụ phúc lợi, Hàn Quốc vẫn còn tụt hậu xa so với các nước phát triển khác. Giữ trẻ là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các bà mẹ phải đi làm, dù họ là người kết hôn hay không.

Đối với những phụ nữ kết hôn hay sau khi ly dị, họ vẫn được gia đình họ hàng hỗ trợ trong việc chăm sóc trẻ hoặc những hỗ trợ khác, nhưng nbà mẹ độc thân thì thiếu sự hỗ trợ này. "Bà mẹ chưa kết hôn có ít lựa chọn hơn. Họ có thể gửi con tại trường mầm non, nhưng họ phải tìm việc làm gần trường và không thể làm thêm giờ vào ban đêm”, tổng giám đốc của hiệp hội nói.

Mang thai vào tuổi vị thành niên và phá thai lan tràn đã nổi lên thành vấn đề nghiêm trọng trong xã hội Hàn Quốc. Vấn đề về hỗ trợ các bà mẹ chưa kết hôn mới bắt đầu được sự chú ý trong xã hội. Năm ngoái, chính phủ đã dành một ngân sách khoảng 1,4 triệu USD trợ giúp cho bà mẹ chưa kết họn dưới 24 tuổi. Tuy nhiên, các bà mẹ và các nhà hoạt động cho rằng chính phủ phải hỗ trợ tài cho mọi đứa trẻ, bất kể tuổi của các bà mẹ là bao nhiêu.

Số bà mẹ độc thân ngày càng tăng, chủ yếu là ở độ tuổi 20 và 30, gần đây đang quyết định nuôi con. Năm 1984, tỷ lệ này chỉ là 5,8% nhưng đã tăng trên 30% hiện nay. Họ bắt đầu gia nhập hiệp hội và đấu tranh vì quyền của họ và con cái họ.

Thêm vào đó những đứa trẻ Hàn Quốc được nhận nuôi trước đây giờ quay về giúp các bà mẹ đối mặt với những khó khăn giống mẹ họ ngày trước. Họ giúp thúc đẩy các vấn đề ra công chúng và đóng góp vào việc giáo dục, chăm sóc con cái của các bà mẹ độc thân.

“Tôi không phải là một nhà hoạt động, chỉ là mẹ của một đứa con trai. Tôi vẫn còn do dự xuất hiện trước công chúng. Đôi khi khi các phương truyền thông miêu tả vấn đề của chúng tôi một cách gay gắt, tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng tôi không thể. Nếu tôi không hành động bây giờ, những định kiến xã hội sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến con cái chúng tôi”, Choi nói.

Choi may mắn là một trong những bà mẹ độc thân hiếm hoi nhận được chi phí chăm sóc con từ cha ruột đứa bé. Cô đã muốn dấu bạn trai rằng cô mang thai nhưng bác sĩ nói rằng anh ta có quyền biết. Mặc dù luật pháp bắt buộc các ông bố gánh vác chi phí nuôi con, trung bình dưới 500.000 won/tháng, hầu hết họ không tuân thủ. Các bà mẹ cũng tự từ chối nhận tiền vì sợ các ông bố sẽ đòi quyền nuôi con sau này. Choi cho biết: “Khả năng thường xảy ra với những ông bố có công việc ổn định và có gia đình hỗ trợ khi đưa nhau ra toà án. Tuy nhiên, gần đây, tòa án cũng quy định những điều thuận lợi cho các bà mẹ không bỏ rơi con và cố gắng tìm việc ổn định. Vì vậy, các bà mẹ cần có trợ giúp tài chính mạnh hơn”. Ba năm sau khi sinh, gia đình cô cũng chấp nhận hai mẹ con cô.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hàn Quốc: "Cuộc chiến" của các bà mẹ độc thân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO