Dịch vụ đặt phòng trực tuyến tăng trưởng mạnh

HÀ CÚC| 06/07/2014 08:00

Mô hình du lịch 3s (biển - sea, nắng - sun và cát - sand) đang được thay thế bằng 4s khi bổ sung surfing (lướt web).

Dịch vụ đặt phòng trực tuyến tăng trưởng mạnh

Mô hình du lịch 3s với sea (biển), sun (nắng) và sand (cát) đang được thay thế bằng 4s khi bổ sung surfing (lướt web).

Đọc E-paper

Năm 1996, Microsoft đã tung ra dịch vụ du lịch trực tuyến Expedia. Hãng phần mềm này hy vọng sẽ thuyết phục được người tiêu dùng chuyển sang đặt phòng, du lịch trực tuyến. Tuy nhiên, Expedia nhiều năm sau đó vẫn chỉ là một ý tưởng đi trước thời đại hơn là một dịch vụ ăn nên làm ra, buộc Microsoft phải bán đi như giải quyết một cục nợ. Vậy mà đến năm 2001, Expedia trở thành đại lý du lịch lớn nhất thế giới.

Năm ngoái, thông qua các thương hiệu như Trivago, Hotels.com và Hotwire..., Expedia thu về 39,4 tỷ USD. Dịch vụ du lịch trực tuyến bùng nổ cũng tạo cơ hội cho Priceline (gồm thương hiệu Booking.com) trở thành đại lý du lịch lớn thứ ba thế giới, với giá trị đặt phòng đạt 39,2 tỷ USD trong năm 2013. Năm ngoái, tổng cộng, các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) đã có doanh thu 278 tỷ USD.

Thị trường dịch vụ du lịch trực tuyến đang có tốc độ tăng trưởng đột biến tại nhiều quốc gia giàu có. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường PhoCusWright, đặt phòng trực tuyến hiện nay chiếm 43% doanh thu du lịch ở Mỹ và 45% ở châu Âu. Tuy nhiên, tại một số thị trường lớn, dịch vụ đặt phòng trực tuyến vẫn chưa phát triển.

Người Đức vẫn thường đặt các ngày nghỉ của họ thông qua đại lý du lịch truyền thống. Mặc dù người dân Trung Quốc dẫn đầu về chi tiêu du lịch nhưng họ chỉ đặt 15% các tour du lịch trực tuyến. Dự báo, nếu tăng lên 24% vào năm 2015, thị trường du lịch trực tuyến của Trung Quốc sẽ tăng lên 30 tỷ USD.

Các OTA đang chạy theo xu hướng kết nối, tạo nên sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử. Euromonitor dự báo, năm 2017, trên 30% đặt phòng du lịch trực tuyến sẽ được thực hiện trên các thiết bị di động.

Tuy nhiên, các OTA nhỏ sẽ ngày càng khó cạnh tranh với hai "ông lớn" Expedia và Priceline về quy mô cũng như về giá. Theo eMarketer, OTA sẽ chi tiêu nhiều hơn 4 tỷ USD năm nay cho quảng cáo, nhưng riêng Priceline và Expedia sẽ chiếm hơn một nửa số tiền này.

Thị trường du lịch trực tuyến cũng đang ghi nhận sự xuất hiện của một người khổng lồ mới khi năm 2010, Google đã mua lại ITA với giá 700 triệu USD để gia nhập thị trường tìm kiếm các chuyến bay. Việc mua lại ITA Software sẽ mở hướng cho Google tạo ra những phần mềm tìm kiếm thông tin chuyến bay trực tuyến dễ dàng và thuận tiện cho hành khách, việc tìm kiếm và mua vé máy bay cũng sẽ đơn giản hơn.

Google sẽ cung cấp cho người dùng nhiều hình ảnh về khách sạn hơn, cũng như những nhận xét của người dùng nhờ hệ thống dữ liệu thu nhặt được từ mạng xã hội Google+ và đặc biệt là từ Zagat, hãng chuyên đánh giá các khách sạn, nhà hàng mà Google đã thâu tóm vào năm 2011. Bước đi quan trọng hơn nữa là Google cho người dùng biết giá phòng và cho phép nhập vào ngày nhận và rời phòng.

Google không có ý định trở thành đơn vị bán vé máy bay trực tiếp cho khách hàng, nhưng điều này cũng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi Google đang có tham vọng xây dựng một "thế giới khép kín".

Bên cạnh đó, hai OTA lớn là TripAdvisor, một trang web đánh giá so sánh các điểm đến du lịch trên thế giới (tách ra từ Expedia năm 2011). Tuần trước, TripAdvisor công bố việc thương thảo để mua lại La Fourchette - một dịch vụ đặt nhà hàng trực tuyến. Bằng cách thu hút khách truy cập để tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, website này thu lợi từ quảng cáo của các OTA. Trong năm 2013, TripAdvisor công bố mức doanh thu 944 triệu USD với phần lớn trong số đó đến từ quảng cáo của Expedia, website này hiện được định giá khoảng 4 tỷ USD.

>Giao dịch trực tuyến - “Điểm sáng” khi “ trời tối”
>Mua bán trực tuyến: Náo nhiệt kẻ bán, người mua
>
Kinh doanh đặt phòng trực tuyến: Chưa dễ ăn
>Cơ hội cho các dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Dịch vụ đặt phòng trực tuyến tăng trưởng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO