Chống biến đổi khí hậu: Đã đến lúc phải hành động

Nguồn VOV/TTO| 19/12/2009 00:50

Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon cho rằng, các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước phải thể hiện cam kết rõ ràng, cụ thể, và mang tính pháp lý để đạt được mục tiêu chung là cùng tuyến chiến với biến đổi khí hậu.

Chống biến đổi khí hậu: Đã đến lúc phải hành động

Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon cho rằng, các nhà lãnh đạo cao cấp của các nước phải thể hiện cam kết rõ ràng, cụ thể, và mang tính pháp lý để đạt được mục tiêu chung là cùng tuyến chiến với biến đổi khí hậu. 

Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon: Đã đến lúc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phải đoàn kết và hành động trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu

Không khí căng thẳng- dư âm từ các cuộc đàm phán mấy ngày trước dường như đang dần được phá vỡ tại phiên họp cấp cao ngày 18/12 giữa các lãnh đạo tối cao của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong nỗ lực chung để đạt được sự đồng thuận trong cuộc chiến trống biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại phiên họp ngày 18/12, cũng là ngày bế mạc Hội nghị thượng đỉnh của LHQ về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (COP 15), Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon nhấn mạnh, đã đến lúc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phải đoàn kết và hành động trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu.

“Chúng ta phải phối hợp hành động và hợp tác với nhau vì tương lai tươi sáng của chúng ta và vì môi trường bền vững trên trái đất này”, Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon nói.

Trong bài phát biểu của mình trong phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra các cam kết rõ ràng về mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính cũng như khoản hỗ trợ tài chính giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng thống Mỹ cũng nêu rõ: “Không còn thời gian để chờ đợi nữa, đã đến lúc chúng ta phải hành động, chứ không phải đàm phán hay thoả hiệp.”

Ông cho rằng các nước đều phải có cam kết cụ thể và với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi có lượng phát thải CO2 lớn thứ 2 trên thế giới, Mỹ sẽ nhận trách nhiệm cắt giảm phát thải và cam kết hỗ trợ tài chính.

Người đứng đầu Nhà Trắng cam kết Mỹ sẽ cắt giảm khí thải nhà kính 17% vào năm 2020 và trên 80% vào năm 2050. Ông cũng công bố khoản hỗ trợ tài chính trị giá 10 tỉ USD để hỗ trợ các nước nghèo và các nước chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2012.

Ông Obama cũng cho biết, Mỹ sẽ huy động nguồn kinh phí khổng lồ trị giá 100 tỉ USD cho Quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu vào năm 2020 nếu quá trình giải ngân tài chính đảm bảo tính minh bạch.

Tổng Thư kí LHQ Ban Ki Moon: Đã đến lúc các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phải đoàn kết và hành động trong nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu

Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh rằng nước Mỹ đang chuyến sang sản xuất và sử dụng năng lượng sạch một cách hiệu quả để bảo vệ ngôi nhà chung của mọi quốc gia.

Ông nhấn mạnh các quốc gia phải hành động gấp và phải đạt được thoả thuận chung tại Hội nghị COP 15 lần này, và cảnh báo rằng nếu không làm được thì thế giới sẽ phải trì hoãn từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác trước khi đạt được sự đồng thuận để cùng chiến đấu với biến đổi khí hậu.

“Chúng ta không còn nhiều thời gian, nước Mỹ chúng tôi đã thực hiện đúng những gì chúng tôi đã từng cam kết. Tốt nhất hãy kết thúc đàm phán bằng hành động vì tuơng lai của con cháu chúng ta,” ông Obama nhấn mạnh.

Sau 2 tuần đàm phán, mọi hy vọng dường như trông vào phiên họp cấp cao cuối cùng trước khi Hội nghị bế mạc chiều nay 18/12 (theo giờ Đan Mạch). Và các cuộc đàm phán, hội nghị bên lề, các cuộc tiếp xúc song phương đã đạt được những kết quả khả quan. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự đồng thuận cuối cùng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển tại Hội nghị này để đi đến việc kí kết một thoả thuận mới thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.

Hy vọng rằng với sự cam kết mạnh mẽ từ phía Mỹ và một số quốc gia phát triển khác, tín hiệu vui sẽ đến từ Hội nghị COP 15.

Mỹ viện trợ 100 tỉ USD cho biến đổi khí hậu

Ngày 17/12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã thổi luồng sinh khí mới vào hội nghị Copenhagen khi thông báo đến năm 2020 Mỹ sẽ viện trợ 100 tỉ USD giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton phát biểu tại cuộc họp báo tại Copenhagen - Ảnh: AP

Số tiền này sẽ được dùng tập trung vào việc xây dựng đê điều chống mực nước biển dâng, viện trợ cho các dự án năng lượng tái chế, đối phó hạn hán và các tác động khác của biến đổi khí hậu.

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác, từ năm 2020 chi phí lâu dài về khí hậu cho tất cả các nước nghèo có thể lên đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm.

Hội nghị Copenhagen đang bàn về một quỹ khí hậu ngắn hạn trong ba năm với số tiền 10 tỉ USD/năm để giúp các nước đang phát triển. Tuần trước, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 3,6 tỉ USD/năm đến hết 2012. Nhật Bản cũng tuyên bố đóng góp 5 tỉ USD/năm trong ba năm tới.

Tuy nhiên tài trợ từ phía Mỹ lại chỉ khoảng 1 tỉ USD trong năm nay, và Ngoại trưởng Hilary Clinton khi được báo chí hỏi lại không nêu rõ Washington sẽ đóng góp bao nhiêu vào quỹ ngắn hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chống biến đổi khí hậu: Đã đến lúc phải hành động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO