Chính sách thuế và mâu thuẫn toàn cầu

HÀ CÚC| 26/12/2014 08:35

Tại sao tăng thuế không giảm được bất bình đẳng toàn cầu?

Chính sách thuế và mâu thuẫn toàn cầu

Tại sao tăng thuế không giảm được bất bình đẳng toàn cầu?

Đọc E-paper

Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia.

Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn. Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% người giàu nhất tăng lên 11,6%.

Tuần trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ban hành báo cáo về bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. Báo cáo kết luận khoảng cách thu nhập giữa người nghèo và tầng lớp trung lưu góp phần làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Anh và Mỹ đã giảm 9 điểm phần trăm GDP trong hai thập niên qua do bất bình đẳng gia tăng. Chuyên gia kinh tế OECD lập luận rằng chính sách tái phân phối thông qua thuế là một công cụ quan trọng để đảm bảo lợi ích của tăng trưởng được phân phối rộng rãi hơn.

Mặc dù vậy, số liệu điều tra từ khắp nơi trên thế giới lại đang đặt vấn đề chính sách thuế có thể gây bình đẳng hơn. Có lý do chính đáng cho sự hoài nghi này.

Hiện tại, hệ thống thuế tại các nước đang phát triển đã thất bại trong việc giảm sự bất bình đẳng. Nếu các chính phủ muốn thu hẹp khoảng giàu nghèo và thúc đẩy tăng trưởng thu nhập nhanh hơn cho tất cả, không chỉ tăng thuế, mà còn phải tăng đúng loại thuế và chi tiêu số tiền thuế tốt hơn.

Một cuộc thăm dò toàn cầu gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) với câu hỏi "Điều gì sẽ phải làm nhiều hơn để giảm khoảng cách giàu nghèo? Tăng thuế người giàu và các tập đoàn để tài trợ cho các chương trình giúp người nghèo, hoặc đánh thuế thấp để khuyến khích đầu tư?".

Ở Mỹ và Anh, gần 50% ủng hộ chính sách thuế cao hơn. Bởi vì, bất bình đẳng diễn ra sâu sắc tại Mỹ vì trong gần 6 thập niên qua, do chính phủ nước này đã có chính sách thuế "ưu ái" tuyệt đối cho giới siêu giàu.

Chẳng hạn, lợi tức thu được từ cổ phiếu cũng như các khoản đầu tư dài hạn chỉ phải chịu mức thuế 15%, thấp hơn nhiều so với mức thuế trung bình 35% đánh vào người có thu nhập cao.

Với chính sách thuế này, khoản thuế mà tỷ phú Warren Buffett phải nộp là thấp hơn so với khoản thuế của thư ký của ông! Một số chuyên gia của Đại học Pennsylvania đề xuất mức thuế thu nhập dành cho người giàu lên tới 90%.

Nhưng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, đòi giảm thuế lại là phản ứng phổ biến nhất. Đây là ý kiến của hai phần ba số người được hỏi ở Ý, sáu trong số 10 người ở Pháp, ba phần tư số người được hỏi ở Brazil, và hơn một nửa tại Kenya.

So với các nước giàu, các nước đang phát triển có thuế thương mại trị giá khoảng 11% của GDP, so với các loại thuế trực tiếp trị giá 6% và thuế giá trị cá nhân chỉ 2% GDP. Điều này quan trọng khi nói đến sự bất bình đẳng vì thuế tiêu dùng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người nghèo hơn những người giàu.

Trong hầu hết các nước đang phát triển, giảm thuế sẽ dẫn đến bình đẳng hơn. Chính phủ cần các nguồn lực để cung cấp các dịch vụ công cộng như an ninh, giao thông, giáo dục, và y tế.

Đây đều là những lĩnh vực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phải có lợi cho tất cả mọi người - mặc dù bằng chứng cho thấy người giàu vẫn hưởng lợi từ các dịch vụ này hơn người nghèo.

Người giàu ở hầu khắp các nước đang phát triển không phải đóng thuế thu nhập nhiều, trong khi những người nghèo phải trả nhiều thuế tiêu dùng. Nếu các quốc gia muốn các lợi ích kinh tế xã hội và bình đẳng thu nhập cao hơn, họ sẽ phải cải cách nghiêm túc chế độ thuế và chuyển nhượng. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chính sách thuế và mâu thuẫn toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO