“Chim sắt” bay về châu Á

THỤY KHA (Theo AFP, FT)| 04/07/2011 09:27

Triển lãm hàng không quốc tế 2011 ở Le Bourget (Pháp) đưa ra nhận định: “Tương lai của ngành chế tạo máy bay thế giới đang dịch chuyển về châu Á”.

“Chim sắt”  bay về châu Á

Triển lãm hàng không quốc tế 2011 ở Le Bourget (Pháp) đưa ra nhận định: “Tương lai của ngành chế tạo máy bay thế giới đang dịch chuyển về châu Á”.

Một dấu hiệu để đưa ra nhận định này là ngay trước triển lãm một ngày, Tập đoàn Thương mại hàng không Comac của Trung Quốc đã khánh thành văn phòng đại diện ở Paris. Cách đây một năm, hãng này cũng đã mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Comac rốt ráo đặt văn phòng từ Âu sang Mỹ nhằm chuẩn bị tung ra thị trường máy bay C919.

TQ đang rốt ráo tung ra thị trường máy bay C919

Đây là máy bay dân dụng cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ phương Tây với mục tiêu là cạnh tranh với A320 của Airbus và 737 của Boeing. Tại triển lãm Chu Hải 2010 (Expo Zhuhai), Comac đã nhận được hơn trăm đơn đặt hàng.

Cùng với vị thế đi lên của hàng không Trung Quốc, hàng không châu Á cũng đang vượt qua các châu lục khác. Theo Hiệp hội Hàng không châu Á - Thái Bình Dương, hai phần ba đơn đặt hàng máy bay trên toàn thế giới đến từ châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.

Việc này hứa hẹn sẽ làm thay đổi bộ mặt của hàng không thế giới trong thập kỷ tới. Tổng cộng có 2.226 đơn đặt hàng máy bay từ châu Á và 710 từ Trung Đông.

Trong khi toàn thế giới có tất cả 5.601 đơn đặt hàng, 1.438 của châu Âu, 798 từ Bắc Mỹ và chỉ có 429 ở Nam Mỹ. Trung Quốc là nước đi đầu trong trào lưu này, vì số lượng hành khách đi máy bay trong 5 năm qua ở quốc gia này đã tăng trưởng với tốc độ hai con số.

Hàng không Trung Quốc hiện chiếm tới 40% số lượng đơn đặt hàng máy bay trên toàn châu Á. Trung Quốc đang xây dựng một ngành công nghiệp hàng không khổng lồ bao gồm cả máy bay quân sự, thương mại và phụ tùng.

Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc là một doanh nghiệp nhà nước có hơn 400.000 nhân viên và 200 chi nhánh. Vì vậy, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu các công ty Trung Quốc thách thức cả Airbus và Boeing.

Trong khi đó, tại châu Á, vị thế của Singapore là một trung tâm hàng không quốc tế đã được thiết lập từ lâu. Năm ngoái, sân bay Changi của đảo quốc đã đạt con số trung chuyển hành khách cao kỷ lục với 42 triệu lượt khách đi. Với con số này, Changi là một trong những sân bay đông đúc nhất châu Á.

Tổng cộng, năm 2010 có 2.226 đơn đặt hàng máy bay từ châu Á và 710 từ Trung Đông. Trong khi toàn thế giới có tất cả 5.601 đơn đặt hàng, 1.438 của châu Âu, 798 từ Bắc Mỹ và chỉ có 429 ở Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, Singapore còn là một trong những trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu máy bay lớn nhất châu lục.

Hiện có hơn 100 công ty chế tạo và dịch vụ hàng không đang hoạt động tại quốc đảo nhỏ bé này, trong đó có những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia như: General Electric Aviation Services, Honeywell, Roll-Royce và Tratt& Whitney.

Bên kia Eo biển Johor, Công viên hàng không Senai của Malaysia đang dần hình thành sát ngay Sân bay quốc tế Senai. Malaysia đặt kế hoạch phát triển công viên này thành một trung tâm hàng không khu vực cho các nhà sản xuất máy bay, các công ty bảo dưỡng và sửa chữa...

Trong giai đoạn hai, quy mô của công viên này sẽ được mở rộng lên tới 142ha, dự kiến được hoàn thiện trong quý IV năm nay. Executive Jets Asia đang đầu tư 13,26 triệu USD để xây dựng một nhà chứa máy bay rộng 6.500m2 cùng một khu văn phòng và kho chứa rộng 1.900m2, được hoàn tất vào cuối năm 2011.

Công viên hàng không Senai được xây dựng nhằm bổ trợ cho công viên hàng không rộng 160ha đang được phát triển ở Subang, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur. Hiện đã có 35 công ty hoạt động tại đó, trong đó có 15 nhà cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Chim sắt” bay về châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO