Chiến lược của Bắc Kinh: Cây gậy dài hơn củ cà rốt

THỤY KHA| 20/11/2014 07:07

Ngoài "cây gậy" răn đe, Bắc Kinh nay còn có thêm "củ cà rốt" là Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) để thể hiện sự trỗi dậy của mình, nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới.

Chiến lược của Bắc Kinh: Cây gậy dài hơn củ cà rốt

Ngoài "cây gậy" răn đe, Bắc Kinh nay còn có thêm "củ cà rốt" là Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) để thể hiện sự trỗi dậy của mình, nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới.

Đọc E-paper

Bảng chữ cái của các ngân hàng phát triển quốc tế (ADB, AfDB, CAF, EBRD, IADB) nay đã có thêm AIIB - Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á.

Ngày 24/10, đại diện từ 21 quốc gia châu Á đã ký thỏa thuận thành lập AIIB nhằm thiết lập một định chế tài chính trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng tại những khu vực nghèo của châu Á.

AIIB có cổ đông chính là Trung Quốc (TQ) với 50% cổ phần, dự kiến sẽ chính thức khởi động vào cuối năm tới. Mặc dù có thêm tiền cho các dự án quan trọng nhưng AIIB đang làm dấy lên tranh cãi vì chồng lấn hoạt động với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Tại sao TQ tạo ra một ngân hàng phát triển mới cho châu Á?

Câu trả lời chính thức của TQ là vì châu Á còn thiếu hụt tài chính cho việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Các định chế tài chính hiện không thể lấp đầy khoản thiếu hụt này: ADB có vốn hơn 160 tỷ USD và Ngân hàng Thế giới (WB) có 223 tỷ USD.

Ước tính chỉ riêng khu vực Đông Á đã cần ít nhất 8.000 tỷ USD trong vòng sáu năm tới để xây dựng hạ tầng. AIIB sẽ bắt đầu với 50 tỷ USD, dù không đủ cho những gì là cần thiết nhưng vẫn hữu ích khi bổ sung cho cả ADB và WB.

Hơn nữa, trong khi các khoản vay ADB và WB chia nhỏ cho nhiều hoạt động tài trợ, từ bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, đến bình đẳng giới, thì AIIB chỉ tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Trước sáng kiến AIIB của TQ, Mỹ đã vận động các đồng minh không tham gia AIIB. Tại buổi lễ công bố Ngân hàng AIIB, đại diện của Úc, Indonesia và Hàn Quốc đã vắng mặt.

Thực tế, mâu thuẫn giữa Mỹ và TQ không chỉ về vấn đề vốn vay, mà căng thẳng bắt nguồn từ những tính toán sâu sa hơn. TQ sẽ sử dụng AIIB để mở rộng ảnh hưởng của mình so với Mỹ và Nhật Bản.

Mặc dù TQ là nền kinh tế lớn nhất ở châu Á, nhưng ADB chủ yếu có nguồn vốn từ Nhật Bản; cổ phần biểu quyết của Nhật Bản gấp hai lần TQ và chủ tịch của Ngân hàng ADB luôn luôn là người Nhật Bản.

TQ chỉ chiếm 3,8% quyền bỏ phiếu của IMF và 5,5% quyền bỏ phiếu tại ADB, so với mức tương ứng 16,8% và 12,8% của Mỹ; và 6,2% và 12,8% của Nhật Bản.

Yêu cầu của TQ về vấn đề nâng cổ phần biểu quyết của nước này tại Quỹ Tiền tệ Quốc (IMF) đã bị trì hoãn trong nhiều năm, và thậm chí nếu có thay đổi thì IMF vẫn thuộc quyền chi phối của Mỹ. Vì thế, TQ trở nên thiếu kiên nhẫn và quyết định thành lập một ngân hàng riêng.

Trước ảnh hưởng mới của Mỹ tại châu Á, TQ bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế để làm "củ cả rốt" để thuyết phục các nước láng giềng còn hoài nghi.

Ngoài AIIB, TQ cũng khởi xướng "Con đường Tơ lụa" trên bộ, hướng về Trung Á, cũng là một cách kéo các láng giềng phía tây lại gần và ủng hộ cho Bắc Kinh.

Ngân hàng Phát triển mới, do nhóm BRICS (gồm TQ, Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi) khởi xướng, sẽ có thể trở thành công cụ để TQ chứng tỏ sự trỗi dậy của mình và thách thức trật tự kinh tế toàn cầu vốn tồn tại suốt 70 năm qua.

Bên cạnh đó, TQ cũng vung cây gậy tìm cách trừng phạt những bên công khai phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý của TQ trên gần như toàn bộ Biển Đông.

Theo Bonnie Glaser, chuyên gia về chính sách đối ngoại TQ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, chiến lược của ông Tập là "qua một thời gian, các nước sẽ nhận ra TQ là bên mang đến lợi ích kinh tế và thế lực của Mỹ tại khu vực vẫn còn là điều đáng nghi ngờ.

Các quốc gia sẽ nhận ra họ bắt buộc phải điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của TQ.

>Khủng hoảng nhân lực, nhìn từ bài học Trung Quốc
>
Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?
>“Chiến tranh chuối” giữa Manila và Bắc Kinh
>
Bắc Kinh cảnh báo châu Âu về chiến tranh thương mại

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chiến lược của Bắc Kinh: Cây gậy dài hơn củ cà rốt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO