Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng

23/04/2013 00:22

Dùng thương hiệu sẵn có để hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, hãng thể thao, đồ uống... giúp những câu lạc bộ bóng đá lớn thu về hàng chục triệu euro mỗi năm.

Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng

Dùng thương hiệu sẵn có để hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, hãng thể thao, đồ uống... giúp những câu lạc bộ bóng đá lớn thu về hàng chục triệu euro mỗi năm.

Các nhà đương kim vô địch bóng đá Anh - Manchester United đang hợp tác với 2 công ty nổi tiếng Trung Quốc là hãng giải khát Wahaha và China Construction Bank, ngân hàng lớn thứ hai thế giới về giá trị thị trường. Mỗi hợp đồng kéo dài 3 năm, nhưng giá trị thương vụ đều không được tiết lộ.

Các câu lạc bộ bóng đá thế giới kiếm tiền thông qua hợp đồng với những doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn cầu

Wahaha, trụ sở ở Hàng Châu, chủ yếu sản xuất nước đóng chai, nước uống tăng lực và sữa chua, phổ biến rộng khắp từ Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến nông thôn trong vòng 11 năm qua. Theo đại diện của Manchester United, Wahaha là biểu tượng về thương hiệu tốt nhất ở Trung Quốc nên sẽ thích hợp khi trở thành đối tác với câu lạc bộ danh tiếng nhất thế giới.

Với hợp đồng thứ 2, China Construction Bank có tham vọng độc quyền trong thị trường thẻ tín dụng với sự liên kết chính thức cùng Manchester United. Đại diện ngân hàng cho biết sẽ bắt đầu chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới với gần 102 triệu khách hàng cá nhân của China Construction Bank.

Sau khi hợp đồng ký kết với 2 đối tác ở Trung Quốc, giá cổ phiếu của Manchester United đã tăng ở mức cao kỷ lục.

Đây là những bước đi mới nhất, nằm trong một loạt thỏa thuận của MU với ít nhất hàng chục thương hiệu trên toàn cầu trong năm 2012. Một thương vụ điển hình là vào năm 2011, câu lạc bộ Manchester United ký hợp đồng trị giá 559 triệu USD với Chevrolet để đưa thương hiệu này lên áo đấu trong 7 năm.

Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ tài chính, thương vụ hợp tác giữa câu lạc bộ Liverpool với ngân hàng Standard Chartered là đình đám nhất cho đến nay. Nhà băng phải trả 20 triệu bảng Anh cho mỗi mùa bóng để cái thương hiệu xuất hiện trên chiếc áo của các cầu thủ. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1/7/2010.

Theo Giám đốc điều hành Standard Chartered, sự hợp tác sẽ giúp nhà băng mở rộng hoạt động kinh doanh, cụ thể ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Hiện tại, câu lạc bộ bóng đá Liverpool có 130 triệu người hâm mộ với 16 thị trường chính, lớn nhất là Trung Quốc (56 triệu người), Ấn Độ (6 triệu), Thái Lan (5 triệu), Malaysia (2 triệu), Nhật (2 triệu).

Theo khảo sát của Deloitte tại 20 câu lạc bộ bóng đá kiếm tiền giỏi nhất trên thế giới năm 2012 cho thấy doanh thu tất cả câu lạc bộ này đạt 4.800 triệu euro, tăng 10% so với năm 2011.

Dưới đây là 10 thương vụ đình đám nhất của các câu lạc bộ bóng đá:

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO