5 điểm nóng có thể "tạo sóng" thị trường tài chính tháng 9

04/09/2013 01:39

Tháng 9 thường là tháng không mấy yên ả với thị trường tài chính thế giới khi từng ghi nhận nhiều biến cố.

5 điểm nóng có thể

Tháng 9 thường là tháng không mấy yên ả với thị trường tài chính thế giới khi từng ghi nhận nhiều biến cố. Năm nay cũng không phải ngoại lệ khi một loạt “điểm nóng” như Syria, hội nghị thượng đỉnh G20, cuộc họp của Fed về giảm kích thích kinh tế…có thể tạo sóng.

Tháng 9 là một tháng “nguy hiểm” với các thị trường tài chính thế giới. 5 năm trước, ngân hàng Lehman Brothers đã sụp đổ, mở màn cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cách đây 12 tháng, đến lượt ngân hàng Northern Rock tại Anh sụp đổ. Ngày “thứ Tư đen tối” tháng 9/1992 đã chứng kiến nước Anh tách khỏi cơ chế tỷ giá. Tháng 9/1931, đồng bảng Anh không còn tham gia hệ thống bản vị vàng.

Và tháng 9/2013 này cũng sẽ là một tháng thú vị và cả “đáng sợ”. Có 5 điểm nóng đang có khả năng tạo sóng lớn đó là: căng thẳng tại Syria, hội nghị thượng đỉnh G20, các thị trường mới nổi, phiên họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ về cắt giảm kích thích kinh tế và bầu cử tại Đức, đầu tàu kinh tế của châu Âu.

1. Syria

Tình hình tại Syria cũng có thể tác động lớn tới thị trường tài chính

Hành động quân sự của phương Tây chống lại chính quyền Syria có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng theo hai hướng: khiến giá dầu tăng cao và làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Về lý thuyết, không có lí do thực tế nào cho thấy các cuộc không kích mà Nhà Trắng đang hậu thuẫn sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Bởi Syria không phải một nước xuất khẩu dầu mỏ và sẽ chỉ có tác động đến nguồn cung dầu nếu Iran tìm cách đóng eo biển Hormuz - một điều khó xảy ra.

Nhưng các thị trường giao dịch hàng hóa lại thường phớt lờ các yếu tố kinh tế cơ bản. Tình hình tại Syria hiện đã được phản ánh vào giá dầu thô Brent, vốn được giao dịch dưới 120 USD/thùng hồi tuần trước. Việc xung đột vượt ra ngoài biên giới Syria có thể khiến giá dầu lên cao hơn.

Mặc dù những nhận định về khả năng giá lên 150 USD/thùng có vẻ bi quan, có rất nhiều ví dụ cho thấy sự sợ hãi và những tin đồn có thể kết hợp “thổi” giá dầu lên. Capital Economics nhận định nếu giá dầu thô lên 150 USD/thùng sẽ khiến tăng trưởng của kinh tế thế giới sụt 1%.

Tác động về tâm lý đối với thị trường là không thể đo đếm. Trong cuộc chiến Iraq, hành động quân sự không để tác động tâm lý lâu dài. Nhưng đó là trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra.

2. Cuộc họp thượng đỉnh G20

Viễn cảnh xấu chỉ có thể xảy ra nếu cuộc họp thượng đỉnh G20 kết thúc với kết quả khắc nghiệt. Phiên “mật nghị” của các nước phát triển và đang phát triển được kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới về hợp tác hơn trong lãnh đạo tế thế giới.

Và điều này đã diễn ra trong 12 tháng đầu tiên sau phiên họp G20 lần đầu tại Washington năm 2008. Nhưng lần này, hội nghị G20 có thể thực sự gay cấn nếu Tổng thống Nga Putin phản ứng mạnh mẽ với Mỹ về tình hình Syria và được Trung Quốc ủng hộ.

rong quá khứ, nguy cơ nổ ra căng thẳng ngoại giao là cao, và trong trường hợp đó, các thị trường sẽ phản ứng bằng cách tìm đến các “vịnh tránh bão” như vàng, franc Thụy Sỹ hay USD.

3. Các thị trường mới nổi

Nếu tình hình tại hội nghị G20 căng thẳng, nó sẽ chỉ khiến những vấn đề các nền kinh tế mới nổi đang gặp phải thêm nghiêm trọng. Những nước này vốn đã chứng kiến sự sụt giá mạnh của đồng nội tệ so với USD.

Tuần trước, đồng rupee của Ấn Độ đã xuống mức thấp kỷ lục còn Indonesia phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng rupiah. Đây sẽ là những nước có nguy cơ chịu tổn thương lớn nhất.

Cả hai nước đều có những vấn đề về cấu trúc, và nó bị phơi bày sau khi Fed tuyên bố đang lên kế hoạch giảm gói kích thích kinh tế. Kết quả là tiền đang chảy khỏi các nền kinh tế mới nổi và quay về Mỹ, khiến không ít người lo sợ khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 có thể lặp lại.

Dù vậy mối lo này hầu như là quá xa vời. Bởi cuộc khủng hoảng cuối những năm 1990 gây ra bởi cơ chế cố định tỷ giá của các nước nhằm ngăn chặn dòng tiền “nóng”, chảy vào và ra ồ ạt.

Bị ảnh hưởng nặng nhất là các nước có lượng nợ ngoại tệ cao và không đủ dự trữ ngoại hối để ngăn chặn đầu cơ. Các yếu tố đó hiện đều không còn.

4. Bầu cử tại Đức

Cách đây một năm, cuộc bầu cử tại Đức ngày 22/9 tới có thể còn được chú ý hơn cả quyết định sắp tới của Fed đối với chương trình kích thích kinh tế. Dù vậy, hiện tình hình đã khác bởi nguy cơ về khả năng đồng euro tan dã đã giảm nhiều và kinh tế châu Âu lần đầu tiên tăng trưởng trở lại sau 18 tháng suy thoái.

Nhưng sự phục hồi của kinh tế khu vực này vẫn còn mong manh và nhu cầu cần gói giải cứu lần 3 của Hy Lạp cho thấy, khủng hoảng nợ công vẫn chưa chấm dứt. Và do đó, một cách tiếp cận cứng rắn hơn của chính phủ mới tại Berlin đối với các nước đi vay nợ rõ ràng sẽ không giúp ích nhiều cho sự phục hồi đó.

5. Phiên họp của Ủy ban thị trường mở liên bang

Phiên họp thường kỳ của Fed trong tháng này rất được chú ý

Hành động của Fed, nếu có, được nhận định sẽ ở mức vừa phải. Chắc chắn cơ quan này sẽ không đề xuất chấm dứt hoàn toàn gói kích thích kinh tế, mà chỉ giảm bớt liều lượng. Rất có thể Fed sẽ giảm khối lượng tiền bơm ra để mua trái phiếu từ 85 tỷ USD xuống 75 tỷ USD.

Ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed đã luôn hành động một cách đầy thận trọng khi. Ông luôn nói rõ kế hoạch của mình là gì và khi nào thực hiện chúng. Ông cũng nói rằng không kỳ vọng thị trường có thể tự đứng vững mà không cần hỗ trợ ngay lập tức.

Dù vậy, không có điều gì là chắc chắn hoàn toàn. Các ngân hàng trung ương khắp thế giới đã sử dụng những liều thuốc thí nghiệm mạnh, và không ai biết chắc tác dụng phụ của chúng là gì. Trong khoảng một tháng tới, chúng ta mới biết rõ những tác dụng phụ đó mạnh đến đâu.

>>Khủng hoảng tại Syria đẩy giá dầu thô lên cao
>>
Mỹ không thể đứng ngoài?
>>
Sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997?
>>
Ba chuyển biến lớn của WTO
>>
Kinh tế Ai Cập bên bờ vực thẳm
>>
Thế giới 5 năm khủng hoảng tài chính

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
5 điểm nóng có thể "tạo sóng" thị trường tài chính tháng 9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO